Ngày 25/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả tăng trưởng, tuy nhiên đánh giá vai trò của từng yếu tố vào tăng trưởng trong đó có khai thác tài nguyên còn có ý kiến khác nhau.
Nhìn nhận thực chất đóng góp trong khai thác tài nguyên vào tăng trưởng
Nhìn nhận thực chất đóng góp trong khai thác tài nguyên vào tăng trưởng

Ngày 25/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả tăng trưởng, tuy nhiên đánh giá vai trò của từng yếu tố vào tăng trưởng trong đó có khai thác tài nguyên còn có ý kiến khác nhau.


Đại biểu Hoàng Quang Hàm - Phú Thọ, cho rằng cần nhìn nhận thực chất của bức tranh tăng trưởng

Phát biểu tại phiên họp, đai biểu Hoàng Quang Hàm - Phú Thọ bày tỏ ấn tượng trước bước tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế. Đại biểu nêu rõ, năm 2017 GDP tăng 6,81%, 12/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra. Quý I năm 2018 duy trì ở mức cao nhất trong 10 năm qua đạt 7,38%. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Quang Hàm cũng đặt ra một số vấn đề cần lưu ý.

Theo đó, tăng trưởng tuy vượt mục tiêu, nhưng tăng trưởng từ nội lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nền kinh tế không được như kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu, đây là khoảng lặng của tăng trưởng năm 2017 cần phải được nhìn nhận. Đại biểu phân tích, nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm thêm 1,29 triệu tấn thì chúng ta không đạt mục tiêu tăng trưởng. Năm 2017, công nghiệp khai khoáng thực hiện vượt kế họach nhưng cũng chỉ bằng 2,93% của 2016. 1 triệu tấn dầu thô đóng góp 0,2 đến 0,3 điểm tăng trưởng nên nếu 1,29 triệu tấn dầu không tăng thêm thì tăng trưởng chỉ đạt mức 6,4 - 6,6%.

Cùng với đó là quy mô tăng trưởng GDP khiêm tốn khoảng 5 triệu tỷ đồng, chỉ gần bằng mục tiêu chúng ta đặt ra cho năm 2016 là khoảng 5,1 triệu tỷ đồng và nhân tố tạo nên bứt phá tăng trưởng 2017 không được duy trì một cách bền vững, chỉ tạo đà cho quý I năm 2018 đạt ở mức cao 7,38%, còn các quý sau dự báo sẽ giảm dần là những vấn đề đại biểu cho rằng phải nhìn nhận thỏa đáng, có phân tích và tìm ra căn nguyên.


Quốc hội thảo luận toàn thể tại hội trường về kinh tế xã hội sáng ngày 25/5

Đại biểu Hoàng Quang Hàm cũng chỉ rõ 5 khó khăn, thách thức cho nền kinh tế hiện nay. Một là tăng trưởng nhờ vào gia công có xu hướng đậm nét hơn. Chế biến chế tạo là một trong những động lực quan trọng để tăng trưởng năm 2017, nhưng chủ yếu là do tăng trưởng mạnh của gia công lắp ráp. Lắp ráp điện tử, máy tính, sản phẩm quang học tăng trưởng 32,7%, gấp 2,25 lần mức tăng trưởng của công nghiệp chế biến chế tạo, lắp ráp tivi tăng 30,5% gấp 2,1 lần trong khi đó chế biến chế tạo từ nguồn nguyên liệu trong nước chỉ tăng bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng của ngành này. Gia công lắp ráp không mang lại nhiều giá trị gia tăng nên đây là vấn đề phải tính toán vì tăng trưởng như thế chưa bền vững.

Hai là, tăng trưởng chịu sự chi phối của các doanh nghiệp FDI nhưng chưa khai thác hết lợi thế từ doanh nghiệp FDI. Hiện nay đóng góp của FDI và xuất nhập khẩu tăng trưởng rất lớn. Samsung, Formosa đóng góp hơn 40% và tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo, không kể dầu thô, các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 73% kim ngạch xuất khẩu và 66% kim ngạch nhập khẩu. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực tư nhân còn nhiều hạn chế về năng lực sản xuất, kinh doanh.Việc chuyển giao công nghệ cũng như liên kết của các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước cũng chưa được như mong muốn.

Ngoài ra, theo đại biểu năng suất lao động còn rất thấp so với mặt bằng chung của khu vực; hiệu quả sử dụng vốn chưa cao và dư địa chính sách tài khóa, chính sách tài chính được kích thích tăng trưởng đang hạn hẹp dần cũng là những thách thức lớn cần phải tháo gỡ.

Trước những vấn đề trên, đại biểu đề xuất cần tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp trong nước nhất là các doanh nghiệp tư nhân phát triển, đặc biệt tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ để giảm chi phí logictic, kiểm tra chuyên ngành; thu hút FDI cũng cần phải lựa chọn để hướng tới chuyển giao công nghệ và liên kết với các doanh nghiệp trong nước; nâng cao năng suất lao động phải có những giải pháp thực chất; cần có giải pháp để phân bổ vốn hợp lý cho các ngành, vùng để có động lực tăng trưởng, kể cả vốn đầu tư xã hội cũng như vốn của ngân sách nhà nước để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; cơ cấu lại ngân sách một cách thực chất để tăng vốn cho đầu tư, kiểm soát lạm phát và có chính sách tài chính phù hợp.


Đại biểu Trần Quang Chiểu - Nam Định, tranh luận tại phiên họp

Tranh luận với đại biểu Hoàng Quang Hàm, đại biểu Trần Quang Chiểu - Nam Định, cho rằng nhận định năm 2017 tăng trưởng kinh tế dựa vào khai khoáng dầu thô là không thỏa đáng. Đại biểu chỉ rõ, theo báo cáo chính thức của Chính phủ và trong phụ lục ghi rất rõ về dầu thô năm 2016 trong nước chúng ta khai thác 15,2 triệu tấn, năm 2017 kế hoạch 13.280.000 tấn và chúng ta thực hiện là 13.557.000 tấn. Như vậy, nếu so với kế hoạch, chúng ta khai thác tăng 200.000 tấn, còn so với năm 2016 chúng ta khai thác ít hơn 1.643.000 tấn. Dầu thô 1 triệu tấn tăng 0,25 điểm tăng trưởng, như vậy nếu so với 2016 là chúng ta tăng trưởng âm.

Đại biểu cũng nhấn mạnh điểm ấn tượng nhất trong điều hành của Chính phủ năm 2017 từ trước đến nay là năm đầu tiên tăng trưởng không dựa vào công nghiệp khai khoáng và khai thác tài nguyên.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Quang Dũng - Quảng Nam, cho biết thêm, trong năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước là 1.288.660 tỷ đồng, trong đó thu dầu thô là 49.580 tỷ đồng, nếu tính tỷ lệ là 3,8%, có nghĩa là con số đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước của dầu thô là không lớn. Nếu xét về con số tăng trưởng và giá trị thì tổng thu tăng 76.480 tỷ đồng, trong đó dầu thô tăng 11.280 tỷ đồng, tỷ lệ là 14,75%. Đại biểu Nguyễn Quang Dũng nêu rõ, dầu thô tăng và có đóng góp vào phần tăng trưởng kinh tế tuy nhiên, không phải tăng trưởng kinh tế chủ yếu là từ dầu thô mà tăng chủ yếu từ nguồn thu nội địa với số thu nội địa tăng 41.880 tỷ đồng chiếm 54,75% trong con số tổng thu ngân sách nhà nước năm 2017.


Đại biểu Nguyễn Quang Dũng khẳng định tăng trưởng kinh tế không phải chủ yếu là từ dầu thô

Về vấn đề này, đại biểu Hoàng Quang Hàm một lần nữa tranh luận và nêu rõ, từ số liệu báo cáo của Chính phủ, thấy rằng rằng tỷ trọng về thu dầu thô và các thứ khai thác khoáng sản của năm 2017 có tăng so với 2016. Theo kế hoạch dự kiến khoảng 82% đến 92% so với năm 2016 mà chúng ta đã tăng lên 93,6%. Đánh giá rất cao Chính phủ trong việc thoát dần khỏi lệ thuộc vào dầu thô, khoáng sản song đại biểu cũng bày tỏ mong muốn nhìn nhận thực chất trong bức tranh tăng trưởng bởi tăng trưởng của dầu thô là khai thác tài nguyên, không phải xuất phát từ sản xuất, kinh doanh mà nội lực của nền kinh tế nên cần phải lưu ý.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Ngày 25/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả tăng trưởng, tuy nhiên đánh giá vai trò của từng yếu tố vào tăng trưởng trong đó có khai thác tài nguyên còn có ý kiến khác nhau. Đại biểu Hoàng Quang Hàm - Phú Thọ, cho rằng cần nhìn nhận thực chất của bức tranh tăng trưởng Phát biểu tại phiên họp, đai biểu Hoàng Quang Hàm - Phú Thọ bày tỏ ấn tượng trước

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn