Trong ngày chất vấn đầu tiên tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 30/10, nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nội vụ như chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết vấn đề biên chế ngành giáo dục, vấn đề "hàm" chức danh, cán bộ người dân tộc thiểu số… được đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và đã được trả lời trực tiếp tại hội trường.
NGHIÊN CỨU NGHIÊM TÚC GIẢI QUYẾT, XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ
NGHIÊN CỨU NGHIÊM TÚC GIẢI QUYẾT, XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ

Trong ngày chất vấn đầu tiên tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 30/10, nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nội vụ như chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết vấn đề biên chế ngành giáo dục, vấn đề "hàm" chức danh, cán bộ người dân tộc thiểu số… được đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và đã được trả lời trực tiếp tại hội trường.

Xử lý cán bộ còn chưa nghiêm

Đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Nôi vụ, đại biểu Trần Thị Hiền – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam nêu rõ, Bộ trưởng được Thủ tướng phân công là Tổ trưởng Tổ công tác về kiểm tra công vụ để giúp Thủ tướng kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ. Báo cáo 498 của Chính phủ đã đánh giá hoạt động của tổ công tác, hiệu quả tạo sự lan tỏa tới các bộ, ngành địa phương. Đại biểu Trần Thị Hiền đề nghị Bộ trưởng làm rõ với tính chất là một trong những giải pháp tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 33 của Quốc hội, hoạt động của tổ công tác này trong năm 2018 đã thể hiện hiệu quả như thế nào, đã lan tỏa được tới các bộ, ngành, địa phương đến đâu?


Đại biểu Trần Thị Hiền - đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, để thực hiện việc chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ thực hiện công vụ của công chức trong hoạt động của nền hành chính, ngày 2/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 364 về việc thành lập các tổ công tác kiểm tra về công vụ, giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Tổ trưởng Tổ công tác và giao cho các thứ trưởng của một số bộ, ngành làm tổ phó về tổ công tác.

Trong thời gian qua, từ tháng 7 cho đến nay, Bộ Nội vụ đã ban hành tất cả các quy chế và các chương trình hoạt động của Chính phủ. Nội dung kiểm tra công vụ của Chính phủ tập trung vấn đề thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính về tổ chức và triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, kế hoạch nhà nước, về đạo đức công vụ, về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, về công tác cán bộ, tuyển dụng và đề bạt cán bộ, về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Về những nội dung đã thực hiện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ, từ tháng 7 đến nay, Tổ kiểm tra công vụ của Chính phủ đã thực hiện kiểm tra 12 đơn vị gồm 8 tỉnh, 4 bộ, ngành, địa phương. Qua đánh giá của các địa phương và kết quả của tổ cũng chỉ ra được những vấn đề chấp hành chưa nghiêm các quy định nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và quy định pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, trong quản lý cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, về tổ chức biên chế cũng như công tác tiếp công dân, hàng tháng tổ kiểm tra công vụ đều báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác kiểm tra về công vụ cũng kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra của bộ, ngành như Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan trong thành viên tổ chỉ đạo để làm công tác hậu kiểm. Tổ công tác làm việc rất kỹ theo báo cáo của các đơn vị và địa phương; kiểm tra lại theo kết quả kiểm tra trước đây; kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm đồng thời đề nghị đơn vị tự khắc phục những vấn đề đề bạt bổ nhiệm, tuyển dụng không đúng theo quy định pháp luật, có báo cáo Chính phủ qua Bộ Nội vụ; đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm các cơ quan đơn vị.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, mục đích của Tổ kiểm tra công vụ còn là tìm ra những điểm mà pháp luật hiện nay quy định chưa phù hợp trên cơ sở phản ánh của các địa phương. Trên cơ sở đó giúp Bộ Nội vụ và các ngành tham mưu trong việc sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp trong tình hình hiện nay và việc thực hiện xây dựng thể chế.

Có cùng quan tâm về vấn đề thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý cán bộ vi phạm, phát biểu tranh luận trong phiên họp buổi chiều, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre bày tỏ tâm tư sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn. cho biết Qua nghiên cứu báo cáo tại Kỳ họp thứ Tư mà Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký gửi các đại biểu Quốc hội cho thấy, trong các trường hợp Bộ Nội vụ đi kiểm tra và xử lý thì rà từ trên xuống dưới thì thấy một điệp khúc duy nhất là “rút kinh nghiệm”. Tình trạng này cho thấy, việc xử lý không nghiêm đối với cán bộ.


Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre phát biểu tranh luận tại phiên họp

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, phản ánh, dư luận rất bất bình về việc ở Thanh Hóa bổ nhiệm nguyên Phó Chủ tịch UBND vào vị trí Tổ trưởng Tổ giúp việc về vấn đề quy hoạch đô thị và nhà ở, hay gần đây, ở Trà Vinh cũng là trường hợp cán bộ bị xử lý, nhưng lại chuyển sang Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp. Đại biểu cho rằng, xử lý như vậy là không nghiêm và tạo cảm giác xử lý bên trên rất nghiêm, nhưng bên dưới xử lý như kiểu “tặng quà”.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn đề nghị, cán bộ không đủ phẩm chất thì cần ra khỏi bộ máy. Nếu xử lý không nghiêm như hiện nay là “đánh bùn sang ao”, cử tri và nhân dân không tin tưởng. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Tổ trưởng giúp việc cho Thủ tướng về vấn đề này thì cần nghiên cứu để thực hiện vấn đề rất nghiêm túc.

Trước phản ánh của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị không chỉ Bộ trưởng Bộ Nội vụ mà tất cả các Bộ trưởng cần nghiên cứu nghiêm túc về công tác cán bộ.

Tiếp tục triển khai đồng bộ nội dung cải cách hành chính


Đại biểu Tô Văn Tám – đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thủ tục hành chính còn rườm rà

Trả lời câu hỏi của đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc tham mưu cho Chính phủ giải quyết vấn đề thủ tục hành chính rườm rà, là rào cản cho doanh nghiệp và khó khăn cho người dân, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, để thực hiện được chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân thì Bộ Nội vụ đã tham mưu và thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị thực hiện nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra và phát huy về quá trình hoạt động của tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng như tổ công tác của các bộ trưởng và các Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp tỉnh.

Thứ hai, tiếp tục triển khai đồng bộ nội dung cải cách hành chính theo quy định tại Nghị quyết 30c và Quyết định 225 của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Thứ ba, Bộ Nội vụ đề nghị tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, trong đó chủ yếu xây dựng thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về mặt tổ chức hoạt động của các nền hành chính.

Thứ tư, đẩy mạnh vấn đề cải cách tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính và khẩn trương củng cố, kiện toàn mô hình một cửa của các bộ, ngành và địa phương theo đúng tinh thần Nghị định 61 của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính cũng như tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về vấn tinh giản và sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Đề nghị đẩy nhanh thực hiện Chính phủ điện tử và chính quyền điện tử để tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Các bộ ngành cùng phối hợp giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ hiện nay

Đại biểu Phan Viết Lượng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, đề nghị Bộ trưởng trả lời đầy đủ và sâu hơn, nhất là về vấn đề tinh giản biên chế trong ngành giáo dục bởi qua ý kiến tại phiên họp giải trình của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ý kiến của cử tri cho thấy việc tinh giản biên chế trong ngành giáo dục còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa được chỉ đạo hướng dẫn bài bản, sâu sát, cụ thể. Việc cắt giảm biên chế giáo viên còn mang nặng tính hành chính, máy móc, chưa thực sự bảo đảm cơ sở lý luận và thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.


Đại biểu Phan Viết Lượng - đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước chất vấn về vấn đề thực hiện tinh giản biên chế trong ngành giáo dục

Có cùng quan tâm về vấn đề biên chế trong ngành giáo dục, đại biểu Trần Thị Hằng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, đặt vấn đề Bộ có giải pháp như thế nào để giải quyết bài toán thiếu biên chế giáo viên của các địa phương, đặc biệt là khối mầm non và tiểu học. Liệu Chính phủ để bổ sung biên chế không và đối với những tỉnh đang còn thiếu quá nhiều biên chế giáo viên thì có phải thực hiện việc tinh giản biên chế giáo dục theo quy định không?

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, vấn đề thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 và thực hiện Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6, đây là một chủ trương lớn, trong đó có các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và ngành giáo dục nói riêng.

Riêng ngành giáo dục, đây là ngành có tỷ lệ người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nhiều nhất, gần 1 triệu giáo viên. Đặc điểm của ngành này là thừa thiếu cục bộ ở từng địa phương trong từng cấp học, bậc học. Theo số liệu báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay trong toàn ngành giáo dục từ phổ thông đến mầm non thiếu 107.996 giáo viên, trong đó số thừa là 8.997 giáo viên so với định mức. Riêng mầm non thiếu 65.065 giáo viên, số tiểu học chỉ thiếu hơn 20.000 giáo viên, trong đó tiểu học có thiếu nhưng cũng có thừa.

Để giải quyết tình hình này, hiện nay theo Kết luận 74 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất có Công văn số 4558 báo cáo về tổng số giáo viên và biên chế của ngành, đề nghị Chính phủ cho ý kiến để xử lý. Ngày 11/10/2018, Bộ Nội vụ có Công văn số 5068 báo cáo Chính phủ xin đề nghị là bổ sung biên chế cho ngành giáo dục, trong đó trước mắt là tập trung giải quyết về giáo viên của mầm non trong năm học 2018 - 2019 cho 17 địa phương đã có tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên, tổng số hơn 20.000 người.

Về trước mắt, Bộ đề nghị nghiên cứu và không để học sinh không có thầy giáo giảng dạy; tiếp tục rà soát lại những người có hợp đồng trước năm 2015 ở các cấp học để có hướng xử lý phù hợp.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội

Về lâu dài, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan rà soát lại về số học sinh, số giáo viên thực tế để giải quyết vấn đề dư thừa trong lực lượng giáo viên cục bộ hiện nay. Cùng với đó là xây dựng, hoàn thiện các nghị định quy định về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành giáo dục. Xây dựng những cơ chế đổi mới về các mô hình quản lý đối với các cơ sở, đặc biệt là đối với giáo dục mầm non, trung học phổ thông, nghiên cứu để chuyển từ công lập ra ngoài công lập và đảm bảo về vấn đề quyền tự chủ chi thường xuyên đối với các đơn vị có đủ khả năng thực hiện. Rà soát lại các định mức giáo viên trên lớp, học sinh trên lớp, giờ giảng trong 1 tuần và điều chỉnh giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu cho phù hợp, nhất là đào tạo lại đối với những giáo viên thừa ở môn này sang để dạy môn khác. Hoàn thiện lại đề án vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi đã tổ chức lại hệ thống trong giáo dục.

Ngoài ra, tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về vấn đề tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy; vấn đề bổ nhiệm chức danh "hàm" đối với cán bộ, công chức, viên chức; giải pháp căn cơ để từng bước nâng cao tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Trong ngày chất vấn đầu tiên tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 30/10, nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nội vụ như chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết vấn đề biên chế ngành giáo dục, vấn đề "hàm" chức danh, cán bộ người dân tộc thiểu số… được đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và đã được trả lời trực tiếp tại hội trường. Xử lý cán bộ còn chưa nghiêm Đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Nôi vụ, đại biểu Trần Thị Hiền – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam nêu rõ, Bộ trưởng được Thủ tướng phân công là Tổ trưởng Tổ công tác về kiểm tra công vụ để giúp Thủ tướng kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động c&o

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn