Giải trình trước Quốc hội tại phiên họp toàn thể tại hội trường thảo luận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giữa kỳ của Quốc hội ngày 27/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ đã triển khai rất nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng y tế, hướng đến sự hài lòng của người dân.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG Y TẾ CƠ SỞ ĐẢM BẢO CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI DÂN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG Y TẾ CƠ SỞ ĐẢM BẢO CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI DÂN

Giải trình trước Quốc hội tại phiên họp toàn thể tại hội trường thảo luận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giữa kỳ của Quốc hội ngày 27/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ đã triển khai rất nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng y tế, hướng đến sự hài lòng của người dân.


Đại biểu Thạch Phước Bình – đoàn ĐBQHtỉnh Trà Vinh đề nghị cần có giải pháp có tính chất lâu dài để thu hút nguồn lực nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Quan tâm đến lĩnh vực y tế, phát biểu tại hội trường đại biểu Thạch Phước Bình – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết, y tế cơ sở được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế, đồng thời là tuyến đầu, người gác cổng của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất, là nơi trực, dễ tiếp cận với chi phí thấp, công bằng xã hội, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các trạm y tế chưa tạo được niềm tin với người dân, nhiều trạm y tế chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chưa quan tâm đến công tác dự phòng, phần lớn trạm y tế chưa quản lý tốt bệnh mãn tính, số lượng, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít, hầu hết trạm y tế xã, phường chỉ thực hiện 50-70% số dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến.

Chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lực thiếu, yếu, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, kinh phí đầu tư chưa bảo đảm, một số ít địa phương chưa thực sự quan tâm đối với hoạt động của trạm y tế, đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế cần có giải pháp có tính chất lâu dài để thu hút nguồn lực nâng cao chất lượng y tế cơ sở nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Ngoài ra, trong phần phát biểu của mình, đại biểu Thạch Phước Bình cũng cho hay, qua giám sát thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại địa phương thấy nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ chiếm trên 70%. Trong khi đó nhóm đối tượng lao động và người sử dụng lao động, hộ gia đình đóng chỉ chiếm khoảng 30%. Điều này gây áp lực đối với ngân sách nhà nước và cho thấy tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo nên dài hạn là không bền vững trong trường hợp nhà nước thay đổi chính sách và bảo hiểm y tế.

Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo có giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế theo quy định; đồng thời đề nghị xem xét, điều chỉnh quy định cho học sinh, sinh viên được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thay vì mua tại nhà trường như hiện nay như vậy sẽ có lợi hơn cho người tham gia bảo hiểm.

Đại biểu Thạch Phước Bình cho biết thêm, trong những năm qua, tỷ lệ người dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện tăng hàng năm và đến nay đạt khoảng 243 ngàn người. Tuy nhiên, con số này chỉ khoảng 30% là tham gia mới, còn lại khoảng 70% là người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đóng bảo hiểm tự nguyện tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu và việc thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là chậm và khó khăn.

Theo đại biểu Thạch Phước Bình, nguyên nhân khó khăn thu hút đối tượng tham gia chính là do mức đóng còn cao so với thu nhập của đa số người dân trong khi mức hưởng chưa tương xứng, người lao động phải duy trì khoản đóng hàng tháng trong khi khoảng thời gian ít nhất là 20 năm như vậy rất khó để người dân thực hiện khi thu nhập của họ luôn bấp bênh. Vì vậy, đại biểu kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, tăng mức hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện so với mức hiện hành nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình về các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Giải trình trước Quốc hội về những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến vấn đề y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong thời gian qua với nỗ lực của toàn ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đã có những tiến bộ khá rõ nét. Trong tất cả các dịch vụ thì đích cuối cùng vẫn phải là sự hài lòng của con người. Đánh giá gần đây nhất của UNDP qua chỉ số PAPI độc lập thì chỉ số hài lòng của bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh đạt được 76% và Tổ chức sáng kiến Việt Nam đánh giá 3.000 người dân ra viện, phỏng vấn người nhà sau 2 tuần thì tỷ lệ hài lòng với bệnh nhân nội trú là 80%.

Để đạt được đích cuối cùng đó, Bộ đã triển khai rất nhiều giải pháp đồng bộ và đạt những kết quả nhất định. Cụ thể, vấn đề giảm tải bước đầu có kết quả giảm tải khá rõ, đặc biệt tuyến tỉnh và tuyến trung ương thì có 37/39 bệnh viện có giảm tải là không còn nằm ghép trong 24h. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong khám chữa bệnh để người dân được thụ hưởng có kỹ thuật ngang tầm quốc tế được ứng dụng và chuyển giao cho tuyến tỉnh. Bộ cũng đã ban hành 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế và tổ chức đánh giá độc lập, chấm điểm, phân hạng bệnh viện, phân bệnh viện tiến tới có tổ chức độc lập đánh giá và phân hạng theo các bệnh viện và công khai, minh bạch.

Xây dựng nhiều bệnh viện mới, đặc biệt tuyến tỉnh, tuyến huyện, và tuyến trung ương được xây mới, nâng cấp sửa chữa nhiều tạo nên bộ mặt bệnh viện khang trang, xanh, sạch, đẹp. Đề án xanh, sạch, đẹp, đổi mới toàn diện thái độ, phong cách hướng tới sự hài lòng của người bệnh đã được triển khai quyết liệt trong toàn ngành, vấn đề tiêu chuẩn nhà vệ sinh bệnh viện triển khai rất quyết liệt

Một điểm nữa là đổi mới cơ chế tài chính, tiến tới tính đúng, tính đủ, đưa cả chi phí lương vào, từ đó giảm chi từ ngân sách, thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng cường bệnh viện tư nhân... Một đề án khác là đưa bác sĩ tốt nghiệp khá và giỏi lên các huyện nghèo trong 3 năm, giải quyết rất nhiều nhu cầu khám chữa bệnh tại các huyện này. Cùng với đó, nối mạng gần 100% cơ sở y tế với bảo hiểm xã hội; tăng cường y tế cơ sở, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Về hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, vẫn có tình trạng quá tải tại các bệnh viện Trung ương tuyến cuối, có bệnh viện tới 5-6.000 người, do nhiều nguyên nhân như người dân không tin tưởng tuyến dưới, chưa đủ bác sĩ, hạ tầng trang thiết bị chưa đầy đủ. Chăm sóc tại bệnh viện chưa toàn diện, chưa đảm bảo được tỉ lệ 3 điều dưỡng, 1 bác sĩ. chất lượng y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng, chất lượng cán bộ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và không đồng đều giữa các miền. Chất lượng khám chữa bệnh vùng sâu vùng xa đã được cải thiện nhưng vẫn có chênh lệch so với vùng thành thị. Nhân lực chưa bảo đảm chất lượng, số lượng. Mô hình đào tạo ngành Y tế chất lượng tốt nhưng chưa chuẩn hóa quốc tế.

Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, Bộ đang triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, thực hiện kiềng 3 chân các giải pháp. Xây dựng y tế cơ sở, chăm sóc con người khi còn đang khỏe mạnh, từ nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng, kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm khi chưa bị bệnh; chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu gắn với mô hình y học gia đình, gắn với trạm y tế xã, phường và phòng khám bác sĩ gia đình.

Thứ nhất, phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân gắn với y tế gia đình, y tế xã phường, kết hợp công tư, đẩy mạnh xã hội hóa.

Thứ hai là người dân khi có bệnh vào viện thì phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sắp tới Bộ sẽ hình thành hàng loạt cơ sở khám chữa bệnh hiện đại như ở nước ngoài. Bộ trưởng bày tỏ mong sắp tới không chỉ giảm việc người dân đi nước ngoài chữa bệnh, mà người nước ngoài ở Việt Nam cũng sẽ chữa bệnh ở Việt Nam. Bộ trưởng cho biết, sẽ có những chuyên đề báo cáo đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho một cơ chế tài chính đổi mới toàn diện về tự chủ, về giá dịch vụ, về lộ trình, về xã hội hóa, về kết hợp công tư, về các mô hình bảo hiểm y tế bổ sung ngoài bảo hiểm xã hội hiện nay; hướng đến đẩy mạnh bảo hiểm tư nhân mạnh mẽ để được chi trả được với bảo hiểm xã hội mệnh giá thấp.

Thứ ba là về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng. Khi thông qua Luật Giáo dục đại học, Bộ đề nghị có cơ chế riêng cho ngành y tế, theo mô hình quốc tế.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Giải trình trước Quốc hội tại phiên họp toàn thể tại hội trường thảo luận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giữa kỳ của Quốc hội ngày 27/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ đã triển khai rất nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng y tế, hướng đến sự hài lòng của người dân. Đại biểu Thạch Phước Bình – đoàn ĐBQHtỉnh Trà Vinh đề nghị cần có giải pháp có tính chất lâu dài để thu hút nguồn lực nâng cao chất lượng y tế cơ sở Quan tâm đến lĩnh vực y tế, phát biểu tại hội trường đại biểu Thạch Phước Bình – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết, y tế cơ sở được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế, đồng thời là tuyến đầu, người gác cổng của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần d

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn