Để ứng phó với đại dịch COVID-19 vừa bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch, trong khuôn khổ các hoạt động của Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm mở cửa trở lại rộng rãi, bền vững trên cơ sở ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động; đồng thời có chiến lược khung thống nhất về phục hồi kinh tế, bảo đảm hài hòa lợi ích y tế và kinh tế - xã hội.

 

 

 

Mở cửa là yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế
Mở cửa là yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022, phân tích tình hình năm 2021, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Vũ Tiến Lộc cho rằng năm 2021 là năm có nhiều biến động nhất trong nhiều thập kỷ, trong cùng năm mà có 3 xu hướng trái ngược kế tiếp nhau. Nếu như 6 tháng đầu năm, nước ta vẫn là ngôi sao trong quá trình phục hồi với tăng trưởng tốt, kiểm soát dịch tốt. Đến quý 2 và quý 3/2021 dịch bệnh bùng phát trở lại thì các chỉ tiêu kinh tế đảo chiều. Trong khi kinh tế trong nước tiếp tục suy giảm thì các nền kinh tế khác lại phục hồi nhất là các thị trường đối tác chiến lược của Việt Nam phục hồi mạnh, các nền kinh tế cạnh tranh cũng bắt đầu phục hồi. Do đó Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp với kinh tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, nếu những tháng cuối năm, với sự chuyển đổi chiến lược phòng chống dịch bệnh,  kiểm soát dịch COVID-19 tốt hơn thì sẽ có điều kiện đảo chiều 1 lần nữa.

Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Vũ Tiến Lộc

Hiện nay, áp lực đặt ra là sức chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp, người dân và cả ngân sách nhà nước đang đến mức tới hạn. Phần lớn doanh nghiệp khó có thể trụ vững trong 3 đến 6 tháng tới. Chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng chuyển hướng sang nước khác. Ở tầng trên FDI có thể sẽ ra đi và tầng dưới kinh tế vỉa hè không thể chịu đựng nếu chậm mở cửa. Trong bối cảnh đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh tâm thế, quyết sách trong thời gian tới phải là mở cửa và cho rằng đây thông điệp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Bởi nếu chậm mở cửa trong 3 tháng tới là lỡ nhịp khó có thể phục hồi lại được. Những tháng cuối năm là thời gian vô cùng quan trọng để phục hồi kinh tế.

Hoan nghênh việc Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch mở cửa riêng phù hợp với tình hình và tương đối cởi mở, khi đó mới có thể bắt kịp với xu hướng thế giới và phù hợp với yêu cầu trong nước, đại biểu cho rằng quyết tâm này cần được thống nhất trong toàn hệ thống. Khi đó cần có hệ thống công cụ bảo đảm thực hiện nhất quán.  Một khi xác định thích nghi an toàn, hiệu quả với dịch phải có kế hoạch, lộ trình, khung quy định với những phương án để tùy mức độ tình hình của dịch sẽ có những phương án ứng xử của chính quyền doanh nghiệp người dân, áp dụng thống nhất giữa các địa phương để người dân doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và sinh hoạt, có biện pháp dự phòng, tạo an tâm cho môi trường đầu tư.

Mặt khác, đại biểu cũng cho rằng cần có sở chỉ huy tiền phương (ban chỉ đạo chung) thực hiện nhiệm vụ kép và nhiệm vụ sống chung với dịch bệnh. Theo đó cơ quan này thực hiện được mục tiêu y tế và kinh tế để khi đưa ra các chính sách, biện pháp y tế phải tính đến tác động kinh tế và ngược lại. Cho biết hiện nay có Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo và Ban hỗ trợ doanh nghiệp và người dân do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng cần nhập hai ban này vào làm một để bảo đảm mọi quyết định chính sách, biện pháp đưa ra đều được cân nhắc toàn diện, chỉ đạo thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Về các biện pháp hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng mở cửa là giải pháp quan trọng nhất, là máy trợ thở cho doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy cải cách thể chế, đơn giản thủ tục hành chính, bối cảnh khó khăn này dễ tạo đồng thuận thúc đẩy cải cách; tăng tốc thực hiện các gói hỗ trợ đã ban hành và dư địa chính sách tài khóa còn nên có điều kiện để bổ sung gói hỗ trợ mới cho doanh nghiệp như về tiếp tục giãn hoãn thuế giảm phí, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp thì biện pháp giảm thuế giá trị giá tăng cho một số mặt hàng để kích cầu, trợ giúp lãi suất. Bên cạnh cứu các doanh nghiệp, cũng cần quan tâm hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp có tiềm năng bứt phá, tạo năng lực cạnh tranh mới, chuẩn bị có chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đầu tư nhất là trên không gian mạng.

Buổi làm việc trực tuyến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.

Đề xuất về việc mở cửa nền kinh tế để các doanh nghiệp được trở lại sản xuất cũng là nội dung được đại diện các doanh nghiệp Hoa Kỳ đề cập trong buổi làm việc trực tuyến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.

Đánh giá cao tất cả những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện để bảo vệ người dân khỏi COVID-19 và biết ơn về cuộc đối thoại của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với doanh nghiệp về cách khôi phục hoạt động kinh doanh một cách an toàn, Phó Chủ tịch Thương mại toàn cầu Tập đoàn NIKE Chris Helzer nhấn mạnh không có khoản trợ cấp hoặc giảm thuế nào quan trọng bằng việc cho phép mở cửa trở lại rộng rãi, bền vững trên cơ sở ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động.

Theo đại diện tập đoàn NIKE, nhiều nhà máy chưa mở cửa vẫn tiếp tục trả lương cho công nhân, mặc dù đã hơn 2 tháng không hoạt động.  Điều này không còn  bền vững  và cần mở cửa trở lại trên quy mô rộng hơn: nhiều nhà máy hơn, công suất cao hơn trong các nhà máy, hỗ trợ hoạt động chuỗi cung ứng.

Khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng và Việt Nam chuyển sang giai đoạn tiếp theo là sống chung với COVID-19, đại diện tập đoàn NIKE đề xuất Chính phủ duy trì cam kết mở cửa lại nền kinh tế và không phong tỏa trở lại nếu có ca lây nhiễm xuất hiện.  Với việc tiêm chủng ngày càng tăng, cách ly giao tiếp xã hội, xét nghiệm và các biện pháp khác, kinh nghiệm đã chỉ ra rằng có thể mở cửa trở lại ngay cả khi COVID-19 ở trong cộng đồng. 

Đánh giá cao Việt Nam đang triển khai các khoản giảm thuế, trợ cấp và các biện pháp khác để hỗ trợ doanh nghiệp, song đại diện Tập đoàn NIKE cho rằng ưu tiên cấp bách nhất là cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại ở quy mô thực sự đầy đủ. Việc mở cửa trở lại này cần được đơn giản hóa và hài hòa giữa các tỉnh và địa phương.  Bởi các quy định, yêu cầu khác nhau giữa các địa phương đang khiến người dân rất khó di chuyển, khó cho doanh nghiệp mở cửa trở lại và lưu thông hàng hóa. Do đó, sự nhất quán và hài hòa là rất  quan trọng.

Các doanh nghiệp cần toàn bộ chuỗi cung ứng để hoạt động bao gồm các nhà máy sản xuất thành phẩm, nhà máy sản xuất nguyên liệu và linh kiện đầu vào, các công ty logistics và các nhà cung cấp khác, cộng với sự di chuyển của người dân trên khắp các địa phương.  Nếu bất kỳ yếu tố nào kể trên không hoạt động thì sẽ không bảo đảm việc mở cửa trở lại cho các doanh nghiệp. Đại diện Tập đoàn NIKE Chris Helzer nhấn mạnh, phải hành động nhanh chóng và đảm bảo sự đơn giản, phối hợp và hành động hướng đến kết quả ở tất cả các cấp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc trực tuyến với Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, hiện nay, Việt Nam đang chuyển hướng về chiến lược phòng, chống dịch theo hướng sống chung, an toàn và thích ứng với dịch COVID – 19. Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn tốt của thế giới để ứng phó với đại dịch vừa bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, cân bằng được các lợi ích về y tế với các lợi ích về kinh tế xã hội khác, vừa phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu xây dựng chiến lược, khung khổ chính sách thống nhất để áp dụng nhất quán từ Trung ương đến địa phương có tính đến sự linh hoạt điều chỉnh nhất định cho phù hợp với từng địa phương. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang đề xuất liên kết với các tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ trong việc phục hồi kinh tế và phòng, chống đại dịch. Đây cũng là hướng mà Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đang hướng tới, có sự liên kết trong việc tạo ra các khung khổ chính sách thống nhất giữa các địa phương. Chủ tịch Quốc hội mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng góp, hiến kế cho Việt Nam trong việc hoàn thiện khung khổ này.

“Chúng tôi xác định, dự thảo Khung khổ này phải được thảo luận hết sức kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, nhưng phải quyết định một cách rất quyết đoán và tổ chức thực hiện một cách rất quyết liệt, thống nhất”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh./.

Bảo Yến

 

 

 

 

 

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022, phân tích tình hình năm 2021, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Vũ Tiến Lộc cho rằng năm 2021 là năm có nhiều biến động nhất trong nhiều thập kỷ, trong cùng năm mà có 3 xu hướng trái ngược kế tiếp nhau. Nếu như 6 tháng đầu năm, nước ta vẫn là ngôi sao trong quá trình phục hồi với tăng trưởng tốt, kiểm soát dịch tốt. Đến quý 2 và quý 3/2021 dịch bệnh bùng phát trở lại thì các chỉ tiêu kinh tế đảo chiều. Trong khi kinh tế trong nước tiếp tục suy giảm thì các nền kinh tế khác lại phục hồi nhất là các thị trường đối t&aacute

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn