Nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp đã trải qua hơn nửa thời gian, cử tri kỳ vọng và đặt niềm tin trọn vẹn cho các đại biểu dân cử, người đại diện cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động vì dân, một bộ máy chính quyền các cấp gần dân, sát dân, liêm chính là quyết tâm chính trị lớn lao của Chính phủ và bộ máy chính quyền địa phương, tất cả chăm lo cho cuộc sống của người dân, vì sự phồn vinh của đất nước...
Lá phiếu của niềm tin - Trách nhiệm của đại biểu dân cử
Lá phiếu của niềm tin - Trách nhiệm của đại biểu dân cử

. Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa

Nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp đã trải qua hơn nửa thời gian, cử tri kỳ vọng và đặt niềm tin trọn vẹn cho các đại biểu dân cử, người đại diện cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động vì dân, một bộ máy chính quyền các cấp gần dân, sát dân, liêm chính là quyết tâm chính trị lớn lao của Chính phủ và bộ máy chính quyền địa phương, tất cả chăm lo cho cuộc sống của người dân, vì sự phồn vinh của đất nước...


Tại kỳ họp lần thứ 6 của Quốc hội khóa XIV (tháng 10-2018) và kỳ họp cuối năm của HĐND các cấp (tháng 12-2018) sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh mà Quốc hội (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn. Đây là một hình thức giám sát tối cao của Quốc hội, một sự kiểm tra, đánh giá trách nhiệm, uy tín người đứng đầu các cơ quan Trung ương, chính quyền các địa phương của mỗi Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND đối với trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.


Theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 nêu rõ: Lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín theo các mức độ “Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp”. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu ra hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét cán bộ. Bỏ phiếu tín nhiệm là thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm.


Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giúp cho người được lấy phiếu hoặc bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện nâng cao chất lượng hoạt động, làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ, nhưng quan trọng hơn cả là niềm tin của nhân dân, của cử tri, người trực tiếp bầu ra đại biểu. Với ý nghĩa quan trọng đó, lá phiếu của mỗi đại biểu Quốc hội, HĐND là thể hiện ý chí, niềm tin của nhân dân nhưng cũng là trách nhiệm chính trị to lớn của đại biểu, mỗi đại biểu phải thực sự khách quan công tâm, thận trọng xem xét tổng thể từng vị trí, chức năng nhiệm vụ cụ thể của người được lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu dân cử công bằng thể hiện mức độ tín nhiệm đối với từng người. Ở nhiệm kỳ trước, Quốc hội và HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong một nhiệm kỳ, những khuyết điểm, tồn tại giữa nhiệm kỳ được sửa chữa khắc phục vào những năm cuối. Thiết nghĩ, nhiệm kỳ này, chúng ta chỉ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần mà để đánh giá mức độ tín nhiệm, sắp xếp bố trí cán bộ cho nhiệm kỳ đến, đặt ra cho người được lấy phiếu tín nhiệm hết sức lo lắng, trăn trở, người cầm lá phiếu thể hiện mức độ tín nhiệm phải thận trọng hơn; đánh giá đúng bản chất của sự việc, đồng thời chúng ta cũng phải đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vận động hành lang, lợi dụng để đả kích phiến diện làm sai lệch kết quả tín nhiệm, ảnh hưởng đến quá trình phấn đấu, công tác của người đang giữ trọng trách của Trung ương và các địa phương.


Lấy phiếu tín nhiệm lần này là đợt sinh hoạt chính trị trong Quốc hội, HĐND các cấp có ý nghĩa hết sức sâu sắc, ảnh hưởng đến uy tín từng chức danh lãnh đạo, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân. Do đó, người đươc lấy phiếu tín nhiệm phải có báo cáo nội dung tự đánh giá về kết quả thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao, phương hướng khắc phục những yếu kém của ngành, địa phương mà mình phụ trách, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Bản thân tự kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu, quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc tổ chức sắp xếp tinh giảm biên chế, tiếp tục tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.


Cử tri và nhân dân đang rất tin tưởng và chờ đợi những lá phiếu đầy trách nhiệm của các đại biểu dân cử.

N.T.T

Theo baokhanhhoa.com.vn

. Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa Nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp đã trải qua hơn nửa thời gian, cử tri kỳ vọng và đặt niềm tin trọn vẹn cho các đại biểu dân cử, người đại diện cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động vì dân, một bộ máy chính quyền các cấp gần dân, sát dân, liêm chính là quyết tâm chính trị lớn lao của Chính phủ và bộ máy chính quyền địa phương, tất cả chăm lo cho cuộc sống của người dân, vì sự phồn vinh của đất nước... Tại kỳ họp lần thứ 6 của Quốc hội khóa XIV (tháng 10-2018) và kỳ họp cuối năm của HĐND các cấp (tháng 12-2018) sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệ

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn