Sáng 5-12, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, các đại biểu HĐND tỉnh đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018. Nhiều đại biểu bày tỏ mối lo ngại, băn khoăn về tình trạng xây dựng trái phép, phá vỡ quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác tài nguyên môi trường, ngập lụt cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương…
Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VI: Nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý
Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VI: Nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý

Sáng 5-12, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, các đại biểu HĐND tỉnh đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018. Nhiều đại biểu bày tỏ mối lo ngại, băn khoăn về tình trạng xây dựng trái phép, phá vỡ quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác tài nguyên môi trường, ngập lụt cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương…


Lo ngại về xây dựng trái phép, ngập lụt ở Nha Trang

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, ông Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đại biểu HĐND tỉnh tập trung bàn bạc, thảo luận làm rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; đồng thời nhận định, dự báo những vấn đề ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong năm 2019. Đồng chí đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh phát huy tinh thần trách nhiệm trước cử tri, dân chủ, thảo luận kỹ lưỡng, đảm bảo các nghị quyết ban hành sát với tình hình thực tế của tỉnh; sau khi các nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh sớm thể chế hóa để tổ chức thực hiện. Đối với hoạt động của HĐND tỉnh, đồng chí đề nghị trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng các kỳ họp, tăng cường hoạt động giám sát; đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri. Đối với các đại biểu HĐND tỉnh, cần thường xuyên gắn bó, nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri, thực hiện tốt hơn nữa lời hứa trước cử tri. Đối với các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trước mắt, tập trung chỉ đạo, phối hợp tốt với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể khắc phục hậu quả do mưa bão, sạt lở gây ra trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến đời sống dân sinh, tạo điều kiện để người dân sớm có chỗ ở, ổn định đời sống, chuẩn bị đón Tết năm 2019… Bên cạnh đó, tăng cường quản lý địa bàn, ngành, lĩnh vực nhất là trên các lĩnh vực: đất đai, khoáng sản, môi trường, trật tự xây dựng, quản lý dự án đầu tư…

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lê Đình Trị phản ánh, trên địa bàn Nha Trang có nhiều dự án được xây dựng trên sườn núi, đe dọa đến an toàn các khu dân cư dưới chân núi. Trong đó, có những dự án chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã san ủi mặt bằng, xây dựng công trình. Đồng thời đề nghị cần rà soát thủ tục pháp lý của các dự án đang triển khai ở khu vực này; tìm ra nguyên nhân sạt lở để có biện pháp khắc phục. Liên quan vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Quốc Thịnh đặt câu hỏi: “Các dự án xây dựng trên núi có đánh giá tác động môi trường hay không?. Việc xây dựng các dự án trên núi sẽ làm giảm độ che phủ rừng, đây có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ quét, gây sạt lở trong các đợt mưa vừa qua?”.


Trả lời các câu hỏi trên, ông Lê Văn Dẽ - Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Hiện nay, ở Nha Trang có 7 dự án xây dựng trên núi đang được triển khai, trong đó có các dự án mà báo chí đã đề cập nhiều trong thời gian gần đây như: Khu đô thị Hoàng Phú, khu biệt thự Đồi Xanh, dự án Haborizon… Bên cạnh đó, ở khu vực núi Cô Tiên và núi Cù Hin (thuộc địa phận Nha Trang và Cam Lâm) còn có một số dự án đã được đồng ý về chủ trương, tuy nhiên muốn thực hiện thì phải điều chỉnh lại quy hoạch, bởi ở đây là đất rừng phòng hộ.


Theo ông Dẽ, việc để hình thành các khu dân cư tự phát như ở thôn Thành Phát (xã Phước Đồng), trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương, bên cạnh đó cũng có trách nhiệm của các sở, ban, ngành. Thời gian qua, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định về phối hợp, phân cấp giữa Thanh tra Sở Xây dựng với chính quyền địa phương để kiểm tra, xử lý. Sở Xây dựng mong muốn các cấp chính quyền căn cứ quy định phân cấp để xử lý, giảm thiểu việc xây dựng trái phép.

Ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cũng khẳng định, để xảy ra việc chiếm đất sườn đồi, hình thành nên các khu dân cư tự phát, trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý, tuy nhiên thực tế đã có sự buông lỏng quản lý ở cơ sở. “Dân lấn chiếm xây dựng đâu phải một ngày, họ tập kết vật liệu, xây dựng cũng phải 3 - 4 tháng, chính quyền địa phương không thể không biết, tại sao không báo cáo lên thành phố, lên tỉnh? Đến khi sự cố xảy ra, báo chí phản ánh, chúng ta lại ý kiến yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường rút kinh nghiệm là sao?”, ông Thái nói. Để giải quyết vấn đề này, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, đặc biệt là từ cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu là xây dựng nhà cửa ở dưới chân núi sẽ không an toàn.


Trong phần thảo luận, các đại biểu cũng đặt vấn đề, trên địa bàn TP. Nha Trang đã triển khai các dự án thoát lũ, vệ sinh môi trường, xả thải; tuy nhiên, tình trạng ngập úng do mưa vẫn xảy ra thường xuyên. Các đại biểu đề nghị UBND tỉnh đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án nói trên. Ông Võ Tấn Thái cho rằng, tình trạng ngập ở Nha Trang là do đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, trong việc quản lý còn có những bất cập. Hệ thống thoát nước làm tốt nhưng lại thiếu duy tu bảo dưỡng, không vệ sinh cống rãnh thường xuyên; người dân xả rác thải rất bừa bãi. Nhiều miệng cống bị rác lấp, hạn chế khả năng thoát nước khi có mưa lớn. Sở đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xem xét lại cốt nền các công trình để có giải pháp khắc phục…


Quy hoạch thủy sản bị phá vỡ


Đại biểu Phan Thị Minh Lý phản ánh, thời gian gần đây, việc NTTS ở Cam Ranh phát triển rất ồ ạt, không tuân thủ quy hoạch, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Hiện nay, Cam Ranh có đến 52.000 lồng NTTS, trong đó có 43.000 lồng nuôi tôm hùm. Do ảnh hưởng mưa lũ, hiện nay ở Cam Ranh tôm hùm chết hàng loạt, người dân NTTS bị thiệt hại rất nặng.

Đại lộ Nguyễn Tất Thành bị ngập nặng sau cơn mưa lớn ngày 18-11.

Đại lộ Nguyễn Tất Thành bị ngập nặng sau cơn mưa lớn ngày 18-11.


Liên quan vấn đề này, ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: “Sở định hướng bằng quy hoạch. Việc quản lý thuộc về trách nhiệm chính quyền địa phương. Sở không thể xuống địa phương để quản lý”, ông Bản khẳng định.


Không đồng ý với phần trả lời này, ông Lê Xuân Thân - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhắc nhở: Sở không đủ nhân lực để quản lý thay cho địa phương, nhưng với phương diện quản lý ngành, sở phải tham mưu cho UBND tỉnh để ban hành những văn bản quản lý, chấn chỉnh tình trạng NTTS tự phát, phá vỡ quy hoạch đã được phê duyệt… ảnh hưởng đến tính bền vững của việc NTTS trên địa bàn tỉnh.


Cũng tại cuộc họp, các đại biểu kiến nghị tỉnh cần có cơ chế, phân cấp phân quyền để quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm việc ký quỹ phục hồi môi trường. Việc khai thác vận chuyển khoáng sản đã gây ô nhiễm môi trường, hư hại đường dân sinh, gây mất an toàn giao thông…


Liên quan vấn đề này, ông Võ Tấn Thái cho biết, việc cấp phép khai thác khoáng sản ở đây đều căn cứ quy định pháp luật. Tuy nhiên, khi thực hiện, các doanh nghiệp không thực hiện đúng tất cả các quy định. Thực tế cho thấy, tuy đã phân cấp quản lý, nhưng chính quyền cấp xã, cấp huyện thực hiện chưa nghiêm, có sự buông lỏng nên hiệu quả công tác quản lý chưa được như mong muốn.


Trong phiên họp, các đại biểu còn có nhiều ý kiến liên quan đến việc trên địa bàn Nha Trang có nhiều khu đô thị mới triển khai từ lâu nhưng chưa hoàn thành, ảnh hưởng đến đời sống người dân; TP. Trang kiến nghị ngừng cấp phép các công trình xây dựng cao tầng; việc chậm triển khai các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào... Tuy nhiên, vì thời lượng của phần thảo luận có hạn, nên chủ tọa kỳ họp đã đề nghị UBND tỉnh đưa vào phần tiếp thu giải trình các ý kiến ở kỳ họp lần này hoặc có văn bản trả lời cho các đại biểu.

Thành Nguyễn - Bích La

Theo baokhanhhoa.com.vn



Người đứng đầu các ngành, các địa phương phải chịu trách nhiệm để xảy ra sai sót, gây thiệt hại


Phát biểu kết luận phần thảo luận, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Đề nghị UBND tỉnh cần quan tâm hơn công tác thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, nhất là tại địa bàn TP. Nha Trang, cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình triển khai quy hoạch, thực hiện các dự án trên các sườn núi. Bên cạnh đó, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm, có trách nhiệm hơn đối với việc quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản; khẩn trương chấn chỉnh việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản, không thể để phát triển tràn lan như thời gian qua; khẩn trương triển khai các chế độ chính sách để người dân sớm được thụ hưởng, nhất là các chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.


Ông Nguyễn Tấn Tuân cũng đề nghị mỗi ngành, mỗi cấp phải rà soát lại trách nhiệm quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; người đứng đầu các ngành, các cấp phải chịu trách nhiệm trước người dân về những thiệt hại lớn xảy ra trên bàn tỉnh thời gian qua; lãnh đạo các địa phương phải tổ chức kiểm điểm rõ trách nhiệm. Về phía Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh cũng phải tự kiểm điểm về trách nhiệm kiểm tra, giám sát của mình.



_____________________________________________________



Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP ước tăng 7,02% (trong đó GRDP theo ngành kinh tế ước tăng 7,06%), GRDP bình quân đầu người ước đạt hơn 62 triệu đồng; chỉ số phát triển công nghiệp ước tăng 7%, doanh thu du lịch ước tăng 28,53%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tăng 12,1%... Năm 2019, UBND tỉnh đề ra các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế như: phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP 6,5 - 7%, GRDP bình quân đầu người đạt 67,57 triệu đồng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6 - 6,5%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1,35 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 16.795 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 46.200 tỷ đồng.

Sáng 5-12, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, các đại biểu HĐND tỉnh đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018. Nhiều đại biểu bày tỏ mối lo ngại, băn khoăn về tình trạng xây dựng trái phép, phá vỡ quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác tài nguyên môi trường, ngập lụt cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương… Lo ngại về xây dựng trái phép, ngập lụt ở Nha Trang Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, ông Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đại biểu HĐND tỉnh tập trung bàn bạc, thảo luận làm rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; đồng thời nhận định, dự báo những vấn đề ảnh hưởng đ

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn