Ngày 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
KÊU GỌI CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI PHÁT TRIỂN KT- XH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
KÊU GỌI CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI PHÁT TRIỂN KT- XH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Ngày 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.


Toàn cảnh phiên họp

Theo Tờ trình của Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 15 đề án, chính sách dân tộc. Hiện nay có 54 chính sách còn hiệu lực hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cao độ cho công tác giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đạt kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra.

Đến tháng 8/2018, đã có 1.052 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 22,29 % (toàn quốc đạt tỷ lệ 38,32%). 433 trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được đầu tư xây dựng; từ năm 2016 đến 2018 đã cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm y tế cho 20,705 triệu lượt đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường y tế dự phòng và bố trí bác sỹ về làm việc tại trạm y tế xã, đạt 87,5%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến tích cực, có nhiều tiến bộ. Các Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở 22 tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng giống nòi của một số dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện...

Báo cáo của Hội đồng dân tộc cũng khẳng định, hiện nay hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng đồng bộ, toàn diện, bao phủ rộng khắp nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nguồn ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng, từng bước đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Việc tổ chức thực hiện chính sách từng bước được cải tiến nhằm tăng cường hiệu quả chính sách. Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được kết quả quan trọng, các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt bình quân trên 7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; một số địa phương đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa từ những sản phẩm có thế mạnh của mỗi vùng, miền. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số giảm so với năm 2015 (hiện còn 28,45%). Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nhiều nơi được cải thiện hơn trước. Đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành ở địa phương.

Qua thảo luận, các đại biểu nhận thấy Báo cáo của Chính phủ đã phản ánh được những nét cơ bản về kết quả đạt được trên các lĩnh vực cũng như hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2018; đồng thời, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới. Trong ba năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực để triển khai các nghị quyết của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi.


Các đại biểu Quốc hội phát biểu

Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những cố gắng của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong 3 năm qua; cho rằng các hoạt động của Chính phủ đã bám sát các nội dung Quốc hội đề ra và đạt được kết quả khá toàn diện. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính Phủ, đời sống nhân dân vùng dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên, diện mạo các buôn làng với các năm trước đây đã thay đổi như một kỳ tích.

Tuy nhiên các đại biểu Quốc hội cũng chỉ rõ, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên hiện nay số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số còn cao và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hộ đồng bào dân tộc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, xu hướng gia tăng khoảng cách giàu - nghèo ngày càng rõ rệt; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, miền.

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt - tỉnh Gia Lai, cũng nhận định rằng, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là rốn nghèo của cả nước, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tình trạng thất nghiệp của sinh viên người dân tộc thiểu số đang là vấn đề nổi cộm. Nhiều hộ dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở; không gian sinh tồn, bảo tồn văn hóa của cộng đồng người dân tộc thiểu số đang ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là vùng Tây Nguyên. Đại biểu cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại trên là do không bố trí đủ nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; một số chương trình chồng chéo, trùng lắp, chưa kịp thời.

Để đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người dân tộc thiểu số được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm, cân đối, bố trí đủ nguồn lực thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với đó, tổng kết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (nhất là những chủ trương, chính sách lớn), để có cơ sở xây dựng, ban hành chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của việc thực hiện chính sách trong giai đoạn vừa qua.

Các đại biểu cũng đề nghị, trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc kêu gọi các nguồn lực xã hội cùng phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là rất cần thiết. Các đại biểu đề nghị Chính phủ cũng cần có định hướng và đầu mối quản lý, sử dụng nguồn xã hội hóa này hiệu quả, để nguồn lực đầu tư đúng, tránh trường hợp chia nhỏ dự án, dẫn đến mức đầu tư thấp như trong thời gian vừa qua. Đồng thời, đề nghị Chính phủ rà soát các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để khắc phục tính ngắn hạn, thiếu chiến lược, để giúp cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo và vươn lên.

Thu Phương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Ngày 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Toàn cảnh phiên họp Theo Tờ trình của Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn