Thực hiện chương trình công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội năm 2017 của Ban Công tác đại biểu, từ ngày 12- 14/12, tại Sapa, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức Hội nghị bồi dưỡng “kỹ năng phân tích chính sách dành cho đại biểu dân cử”. Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chủ trì Hội nghị.
Hội nghị tập huấn kỹ năng phân tích chính sách dành cho đại biểu dân cử
Hội nghị tập huấn kỹ năng phân tích chính sách dành cho đại biểu dân cử

Thực hiện chương trình công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội năm 2017 của Ban Công tác đại biểu, từ ngày 12- 14/12, tại Sapa, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức Hội nghị bồi dưỡng “kỹ năng phân tích chính sách dành cho đại biểu dân cử”. Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chủ trì Hội nghị.



Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Ban công tác đại biểu; các chuyên gia nhà khoa học cùng hơn 100 đại biểu là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Bình Định, Hậu Giang, Bạc Liêu…, đại diện các Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quốc hội.

Tại hội nghị các đại biểu đã nghe trình bày tham luận, làm việc nhóm, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung tổng quan phân tích chính sách trong hoạt động của cơ quan dân cử; thông tin trong phân tích chính sách; phân tích tác động của chính sách; phân tích hiệu quả của chính sách và các bước phân tích, xây dựng nội dung chính sách.

Phân tích chính sách- một trong những kỹ năng cần thiết của người đại biểu

Chính sách là một trong những công cụ quản lý quan trọng của mỗi quốc gia được sử dụng trên cả tầm vĩ mô đến vi mô, từ chủ trương đường lối đến các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn đến ngắn hạn. Chính sách cũng là công cụ được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực vủa đời sống xã hội. Chính sách đúng sẽ tạo động lực cho kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, xã hội ổn định. Ngược lại, lựa chọn chính sách không đúng sẽ làm cho kinh tế trì trệ, xã hội bất ổn. Mỗi chính sách cụ thể có tác động đến quyền và lợi ích của những người dân hoặc nhóm dân cư trong xã hội, áp dụng cho hàng triệu người nên cần phải có cách làm khoa học, thận trọng, cần phải phân tích chính sách.

Với quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức quốc hội, Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác có thể khẳng định việc đại biểu dân cử tham gia phân tích chính sách để rồi tham gia biểu quyết, quyết định ban hành chính sách có tầm quan trọng đặc biệt. Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích chính sách vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại biểu dân cử. Đại biểu dân cử chính là người thay mặt cử tri và nhân dân quyết định những chính sách quan trọng, thường là chính sách lớn, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu không có kỹ năng phân tích chính sách thì hoạt động của đại biểu dân cử sẽ bị hạn chế.

Đại biểu dân cử có kỹ năng phân tích chính sách để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương là đại biểu đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại biểu của mình theo quy định của pháp luật. Mặt khác, đại biểu dân cử có kỹ năng phân tích chính sách tốt cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.

Hàng năm các cơ quan có thẩm quyền ban hành rất nhiều chính sách thông qua việc ban hành Luật, nghị quyết, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp. Bên cạnh việc ban hành phải tuân thủ đúng các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đòi hỏi sự cần thiết phải phân tích chính sách từ sự cần thiết, tính khả thi, điều kiện ban hành, thực hiện chính sách đến các nội hàm nội dung chính sách trong văn bản quy phạm pháp luật.

Nguyên Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Ngô Tự Nam nhấn mạnh, thực hiện tốt việc phân tích chính sách để phát hiện đúng vấn đề, đề xuất và lựa chọn đúng phương án, đánh giá toàn hiện việc thực thi thì mới góp phần giải quyết được tình trạng chính sách và pháp luật xa rời đời sống xã hội.

Chú trọng tính khả thi, hợp lý, hiệu quả của chính sách

Đánh giá cao nội dung chương trình tập huấn, khẳng định ý nghĩa của công cụ phân tích chính sách trong việc xem xét, thông qua chính sách góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Nguyễn Quốc Ca cho biết, sức cản và thiếu thực chất khi lấy ý kiến nhân dân là điểm nghẽn trong phân tích chính sách cần phải được khắc phục hiện nay. Ngay trong giai đoạn phân tích, hoạch định chính sách cần cân nhắc, tính toán về tính khả thi của chính sách. Cùng với đó, cần mở rộng cơ hội thu hút sự tham gia góp ý, phản biện của người dân, đối tượng chịu sự tác đông trực tiếp, chuyên gia, nhà khoa học vào quá trình xây dựng chính sách; công khai, minh bạch hóa trong việc tiếp thu và phản hồi các ý kiến góp ý của người dân; khắc phục triệt để tính hình thức khi lấy ý kiến nhân dân từ đó nâng cao chất lượng chính sách khi ban hành.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Lai Châu Tống Thanh Bình thì cho rằng, trong quá trình phân tích, xem xét tính hợp lý của chính sách cần lưu ý nội dung bảo đảm hài hòa lợi ích giữa số đông người dân với số ít dân cư đặc thù như đối với người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn. Đồng thời, khi xây dựng, ban hành chính sách cần làm rõ mục tiêu của chính sách ngay từ ban đầu. Xác định rõ mục tiêu ban hành chính sách mới bảo đảm đúng lộ trình trong quá trình xây dựng cũng như đánh giá tuổi thọ, hiệu quả của chính sách khi triển khai trên thực tế.

Theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Quốc Dung, một công cụ tích cực giúp lựa chọn đúng các mục tiêu chính sách là phân tích tính hiệu quả của chính sách. Bởi không một chính sách nào là không nhắm tới mục tiêu hiệu quả toàn diện. Một chính sách kém hiệu quả đương nhiên là thất bại về chính sách. Sự thất bại về chính sách không chỉ tổn thất về vật chất mà còn làm mất lòng tin của người dân, tín nhiệm của các cơ quan ban hành mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khó có thể khôi phục ngay được. Do đó, việc quan tâm chú trọng việc phân tích chính sách để nâng cao chất lượng chính sách, đặc biệt phân tích tính hiệu quả của chính sách như là một cốt lõi trong quá trình ban hành và thực thi chính sách.Tính hiệu quả của chính sách là một trong những nguyên tắc được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên hệ thống chính sách pháp luật hiện nay còn nhiều bất cập khi vừa thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, nhiều lĩnh vực chậm được đổi mới thị trường hóa, xã hội hóa, xã hội hóa… Một trong những nguyên nhân quan trọng là thể chế xây dựng, ban hành chính sách được thực thi áp dụng chưa được hoàn thiện; tính chuyên nghiệp, năng lực, hiệu quả quản lý thống nhất và hiệu quả các chính sách pháp luật của các cơ quan quyết định ban hành còn hạn chế; nhiều chính sách ban hành thực thi phân tán, cục bộ.

Những bất cập, hạn chế trên đòi hỏi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải quán triệt cụ thể hóa các chủ trương thành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi có hiệu lực, hiệu quả. Đặt yêu cầu rà soát các chính sách và sửa đổi luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm mọi chủ trương, hoạt động phải được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện trên nền tảng pháp luật. Mọi chính sách pháp luật ban hành đểu phải lập báo cáo đánh giá tác động và giải trình về tính hiệu quả trực tiếp và gián tiếp của chính sách về tổ chức bộ máy, nhân sự hành chính và chi ngân sách nhà nước. Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ nên ưu tiên xem xét quyết định ban hành các chính sách bảo đảm tinh giảm bộ máy hành chính, cải cách hành chính và chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW.


Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị

Chia sẻ về những kết quả đạt được của Hội nghị, Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, sau gần 2 ngày làm việc nghiêm túc, tích cực và trách nhiệm, các nội dung chia sẻ và trao đổi đã được các báo cáo viên chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng; với sự tham dự đầy đủ, nhiệt tình của các vị đại biểu, thông qua các buổi trao đổi kinh nghiệm và thực hành các bài tập kỹ năng tại hội trường, Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách dành cho đại biểu dân cử” của đã hoàn thành tốt các nội dung của chương trình đề ra.

Các nội dung liên quan đến những kiến thức và kỹ năng về phân tích chính sách của cơ quan dân cử, đặc biệt là việc sử dụng thông tin, phân tích tác động và tính hiệu quả của chính sách, cũng như các bước phân tích, xây dựng nội dung chính sách đã được truyền thụ đầy đủ. Qua đó, các đại biểu cũng nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của phân tích, xem xét và quyết định các chính sách của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và tầm quan trọng của việc hoàn thiện các kỹ năng để xây dựng chính sách một cách hiệu quả nhất.

Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh bày tỏ tin tưởng, với kiến thức thu được về kỹ năng phân tích chính sách tại Hội nghị này, các vị đại biểu dân cử sẽ hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, xứng đáng với niềm tin yêu của cử tri và nhân dân cả nước. Các ý kiến đóng góp bổ ích về nội dung các bài tham luận, phương pháp truyền tải thông tin cũng như về công tác tổ chức, phục vụ… qua phiếu đánh giá được các đại biểu gửi lại sẽ được Ban Công tác đại biểu nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đại biểu trong thời gian tới sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

Theo quochoi.vn

Thực hiện chương trình công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội năm 2017 của Ban Công tác đại biểu, từ ngày 12- 14/12, tại Sapa, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức Hội nghị bồi dưỡng “kỹ năng phân tích chính sách dành cho đại biểu dân cử”. Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Ban công tác đại biểu; các chuyên gia nhà khoa học cùng hơn 100 đại biểu là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Bình Định, Hậu Giang, Bạc Liêu…, đại diện các Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quốc hội. Tại hội nghị các đại biểu đ&at

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn