Quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần đánh giá toàn diện hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ rõ nguyên nhân không hoàn thành mục tiêu đề ra và có giải pháp xử lý triệt để các dự án kém hiệu quả.
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần đánh giá toàn diện hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ rõ nguyên nhân không hoàn thành mục tiêu đề ra và có giải pháp xử lý triệt để các dự án kém hiệu quả.

Cần đánh giá nguyên nhân không hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn theo lộ trình

Nhấn mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn góp phần tăng nguồn lực ngân sách đại biểu Hoàng Văn Hùng – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2018, dù cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã thực chất hơn, tập trung thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng đến nay tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm và chưa đạt hiệu quả kế hoạch đề ra.


Đại biểu Hoàng Văn Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đề nghị đánh giá nguyên nhân việc không hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn

Đại biểu Hoàng Văn Hùng chỉ rõ, theo kế hoạch năm 2018 của Chính phủ tiến hành cổ phần hóa 85 doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay mới cổ phần hóa 21 doanh nghiệp lần đầu với giá trị bán ra là 13.808 tỷ đồng và thu về 21.644 tỷ đồng. Thoái vốn 54/181 doanh nghiệp theo kế hoạch và đã thoái 5.067 tỷ đồng, thu về 32.134 tỷ đồng.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá nguyên nhân việc không hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn theo lộ trình do các bộ ngành địa phương hay do người quản lý của các doanh nghiệp sợ mất quyền lợi, lợi ích, hay mắc về cơ chế, thị trường. Đồng thời cần đánh giá quản lý sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Chính phủ cần chỉ đạo đẩy nhanh cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước theo đúng chỉ đạo và nghị quyết 60 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Có cùng đề nghị, đại biểu Nguyễn Bá Sơn – đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Đà Nẵng cũng cho rằng cần đánh giá toàn diện hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả dòng vốn đầu tư lại từ cổ phần hóa doanh nghiệp để sớm có điều chỉnh hợp lý, ngăn chặn có hiệu quả những hậu quả xấu trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp thời gian qua.

Dù nhận định hai năm qua, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã trở nên minh bạch hơn, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Bá Sơn vẫn bày tỏ băn khoăn, những doanh nghiệp này sau khi cổ phần hóa có thực sự hoạt động hiệu quả và đóng góp cao hơn so với chính nó trước khi được cổ phần hóa hay không? Kết quả việc xử lý những công trình, dự án kém hiệu quả, gây lãng phí đến nay ra sao? Cần tiếp tục rà soát xem có bao nhiêu công trình tương tự như vậy để có kế hoạch nghiên cứu các giải pháp khắc phục và ngăn chặn những trường hợp tương tự xảy ra.

Xử lý triệt để 12 dự án kém hiệu quả vào năm 2020

Phản ánh thực tiễn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước còn chậm, năm 2018 mới cổ phần hóa được 10/85 doanh nghiệp, đặc biệt là 12 dự án nghìn tỷ cũng đã có Ban chỉ đạo nhưng vẫn dậm chân tại chỗ, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, chỉ rõ, qua trực tiếp đi khảo sát dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ thấy rằng dự án đang khởi động hoạt động trở lại nhưng hiện mỗi năm hết 550 tỷ đồng tiền khấu hao trong khi đây là doanh nghiệp cần có cải biến quyết liệt hay như dự án gang thép Thái Nguyên đến giai đoạn 2 Thủ tướng chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công thương chỉ đạo và doanh nghiệp quyết tâm cổ phần hóa để họ đầu tư giai đoạn 2, thành phố Thái Nguyên cũng có ý kiến nhưng Tổng công ty thép Việt Nam vẫn lững lờ. Để như vậy thiệt hại cho nhà nước, cho doanh nghiệp và người lao động.

Đại biểu đề nghị tất cả dự án nào không thực hiện được phải cho phá sản, còn dự án nào cổ phần hóa được, thoái vốn được, bán được, cho thuê được thì phải làm ngay, tránh tình trạng thất thoát doanh nghiệp nhà nước.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết thêm, có dư luận cho rằng có hiện tượng để đó (chậm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp) để giảm bớt khấu hao bằng các khấu hao vô hình và hữu hình thì người ta sẽ mua rẻ lại các tài sản này của nhà nước. Khi đó, chỉ nhà nước, doanh nghiệp và dân thiệt. Ngoài ra còn có hiện tượng cài cắm một số nhân cốt vào doanh nghiệp để thôn tính.


Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề nghị cần phải để phá sản các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả

Trước thực trạng đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ quan điểm, đề nghị phải hoàn thiện ngay thể chế để bịt lỗ hổng, đặc biệt là lỗ hổng cổ phần hóa để tránh thất thoát tài sản nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm toán kiểm tra. Tăng cường hoạt động tư pháp, đặc biệt những vụ giống như vụ Thuận Phong hay vụ công ty dệt Long An cơ quan điều tra và cơ quan kiểm sát phải khẩn trương vào cuộc, phải thực hiện hết trách nhiệm để trả lời cho cử tri và nhân dân biết những vấn đề sai phạm đã nêu lên cả hơn một năm nay mà chưa giải đáp.

Giải trình trước Quốc hội về xử lý 12 dự án kém hiểu quả, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết đã triển khai tích cực, đồng bộ, toàn diện đề án mà Chính phủ đã phê duyệt để khắc phục những tồn tại của 12 dự án kém hiệu quả theo lộ trình là trong năm 2018 và năm 2019 sẽ xử lý một cách tương đối toàn diện và triệt để những vấn đề tồn tại để chấm dứt kết thúc vào năm 2020. Bộ cũng phân định rõ nguyên tắc lớn trong quá trình xử lý phải đảm bảo. Đó là, các dự án này phải được thực hiện trong nỗ lực giải quyết tồn tại nhưng phải trong khuôn khổ của luật pháp; phải đảm bảo đúng nguyên tắc thị trường, không có chuyện tiếp tục trợ cấp hoặc cấp thêm vốn từ ngân sách nhà nước; đảm bảo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp; phải phù hợp với nội dung các cam kết hội nhập quốc tế của chúng ta.

Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Công Thương làm đầu mối đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thực hiện những nội dung lớn cơ bản đảm bảo tiến độ và đạt một số kết quả tương đối tích cực. Đối với 6 dự án mà lúc trước là các nhà máy phải dừng kinh doanh vì không có hiệu quả, nợ, đến nay trong số đó đã có DAP Hải Phòng và dự án Thép miền Trung bước đầu có hiệu quả, không còn lỗ, bắt đầu có lãi, chuẩn bị báo cáo Chính phủ đưa ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ để hội nhập nền kinh tế. 4 dự án còn lại từng bước khôi phục hoạt động và đang có lãi, giảm lỗ.


Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình về các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Về 3 dự án tiếp theo liên quan đến sinh học trong đó có dự án của Bình Phước là dự án đã khôi phục tất cả các trạng thái hoạt động thương mại và đang đợi cơ hội tham gia vào thị trường. Dự án Bình Sơn đang bắt đầu tham gia sản xuất và cung ứng cho xã hội các sản phẩm của mình và được chấp nhận. Dự án sinh học của Phú Thọ là nội dung phức tạp như gang thép Thái Nguyên hay giấy Phương Nam v.v... có những vấn đề liên quan công nghệ, thậm chí là vi phạm pháp luật ở nhiều khía cạnh, mức độ đã có sự tham gia, vào cuộc của các cơ quan điều tra của Bộ Công an cũng như các kết luận của Thanh tra Chính phủ. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục cập nhật và báo cáo đầy đủ.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, mục tiêu giải quyết một cách đồng bộ và đảm bảo công bằng trước pháp luật, không có những nguy cơ xảy ra trong tương lai, vì vậy những nội dung này phải làm đồng bộ, toàn diện, xem xét trách nhiệm về mặt pháp luật, thậm chí là trách nhiệm hình sự của các cá nhân và tổ chức có liên quan.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần đánh giá toàn diện hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ rõ nguyên nhân không hoàn thành mục tiêu đề ra và có giải pháp xử lý triệt để các dự án kém hiệu quả. Cần đánh giá nguyên nhân không hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn theo lộ trình Nhấn mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn góp phần tăng nguồn lực ngân sách đại biểu Hoàng Văn Hùng – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2018, dù cơ cấu doanh nghiệp nhà nư

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn