Trong phiên thảo luận hội trường về tình hình kinh tế -xã hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc điều hành giá điện của Chính phủ và cho rằng cần có đánh giá cụ thể hơn và có dự báo trong thời gian tới việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Trong phiên thảo luận hội trường về tình hình kinh tế -xã hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc điều hành giá điện của Chính phủ và cho rằng cần có đánh giá cụ thể hơn và có dự báo trong thời gian tới việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

Trước đó, ngay từ đầu kỳ họp Chính phủ đã có báo cáo về tình hình điều hành giá điện, xăng dầu gửi tới các đại biểu Quốc hội. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội tiếp tục phản ánh ảnh hưởng của việc tăng giá điện đến chỉ số giá tiêu dùng, việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội cũng như đời sống người dân. Các đại biểu cũng đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ báo cáo giải trình làm rõ thêm về vấn đề này.

Ghi nhận kết quả rất tích cực, các đại biểu cho biết, diễn biến giá tiêu dùng trong các tháng đầu năm 2019 cũng đang theo xu hướng tốt. Đến hết tháng 5, chỉ số CPI chỉ tăng 0,49% so với tháng 4/2019; bình quân 5 tháng chỉ số này tăng 2,74% so với năm 2018. Đây có lẽ là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua, khi chỉ số này cùng kỳ năm 2017 là 4,47%, năm 2018 là 3,01%, trong khi năm 2019 chỉ ở mức 2,74%.


Đại biểu Nguyễn Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận

Dù diễn biến giá tiêu dùng đang theo xu hướng tốt, song theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận, cử tri nhận thấy, việc tăng giá điện tại thời điểm này là không phù hợp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, dù tăng trưởng là mục tiêu phấn đấu của các ngành, các cấp, nhưng về nguyên tắc phải phù hợp với thực tiễn của đất nước. Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra việc tăng giá điện vừa qua để cử tri, nhân dân cả nước biết.

Bày tỏ lo ngại khi tăng giá điện chắc chắn kéo theo tăng giá các mặt hàng, nhất là vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất gây bức xúc trong nhân dân, đại biểu Nguyễn Thị Phúc đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục, phòng ngừa hiện tượng tăng giá "tát nước theo mưa", cần theo dõi sát biến động thị trường, kết hợp việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kê khai giá của các doanh nghiệp để có biện pháp tổng thể nếu có biến động bất thường của thị trường.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, phân tích tăng giá điện và giá xăng dầu sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các đơn vị sản xuất kinh doanh và kết tinh vào giá thành sản xuất làm tăng giá thành sản phẩm. Việc này sẽ là giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sức mua của người dân. Trong khi đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không tăng thì hàng loạt các chi phí thiết yếu đều tăng, như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế, học phí v.v... làm ảnh hưởng đên mức sống người dân và ảnh hưởng đến kiềm chế lạm. Do đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hận đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể hơn và có dự báo trong thời gian tới việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân và để công khai minh bạch trong điều hành giá điện thì cần Kiểm toán nhà nước đối với danh mục kinh doanh ngành điện.


Đại biểu Nguyễn Quốc Hận – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau

Góp ý về công tác điều hành giá điện, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, cho rằng nhiều khi trên lý thuyết đúng nhưng khi triển khai áp dụng lại sai ở một mắt xích nào đấy, lúc này buộc phải dừng lại suy xét, không bảo thủ duy ý chí, che giấu sai lầm. Vậy nên, khi nhiều người dân phản ứng, bức xúc thì Bộ Công thương cần nghiêm khắc rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý, giám sát và tuyên truyền trong thời gian qua và trong việc điều hành giá điện, giá xăng dầu. Phải chăng, nguồn gốc sâu xa là do sự độc quyền, không có sự cạnh tranh của ngành điện trong việc mua bán truyền tải điện.

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ người dân ủng hộ chủ trương chung về giá điện, nhưng cũng rất cần có sự công bằng, minh bạch và hợp lý, và kỳ tăng giá điện vừa qua có nhiều điều cần phải làm rõ. Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, dù việc sử dụng điện có tăng lên do thời tiết nắng nóng, song theo một số chuyên gia thì với việc chia bậc tính giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay, giá bán lẻ điện chưa đúng với quyết định của Chính phủ và bên có lợi ở đây thuộc về doanh nghiệp, không phải người dân.

Cùng với đó, dù nói đất nước phát triển, đời sống người dân được nâng cao nhưng mức tiêu dùng điện vẫn duy trì ở mức tối thiểu chỉ phù hợp với hộ gia đình nghèo ở những vùng khó khăn. Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương cho rằng việc EVN và cơ quan quản lý nhà nước so sánh giá điện của Việt Nam thấp, nhưng chỉ so sánh đầu ra, không so sánh đầu vào là một sự so sánh khập khiễng, chưa kể EVN được nhà nước ưu đãi. Do đó, đại biểu đề nghị cho công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ để thấy bức tranh đầy đủ.


Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có giải trình cụ thể, cung cấp nhiều thông tin xung quanh quyết định điều chỉnh giá điện đầu năm nay. Phó Thủ tướng cho biết, một nguyên nhân phải điều chỉnh giá mặt hàng này do điện là vật tư chiến lược, an ninh lương thực và an ninh điện là cân đối lớn và trọng yếu của nền kinh tế. Để tăng 1% GDP chúng ta ít nhất phải tăng 1,5% điện. Trong 3 năm qua, mức tăng bình quân là 10,15%, năm 2019 này trên cơ sở kịch bản GDP 6,8% thì điện ít nhất phải tăng đến 11,23%. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá bán điện lần này do tổng đầu vào sản xuất dự kiến tăng lên khá nhiều.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, trên cơ sở cân nhắc nhiều mặt, Thường trực Chính phủ đã họp, thảo luận rất kỹ với các bộ, ngành, các tập đoàn, tổng công ty và Chính phủ đã kết luận là sẽ chọn phương án 8,36% và điều chỉnh vào khoảng từ ngày 15 – 30/3/2019. Tuy nhiên, Thường trực Chính phủ cũng đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết quả thanh tra và xử lý nghiêm các sai phạm nếu có của EVN và các cơ quan liên quan. Đồng thời, cũng đề xuất Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu để đưa kế hoạch kiểm toán tài chính và kiểm toán chuyên đề giá điện EVN trong năm 2019.

Bên cạnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm tổn thất điện năng, minh bạch yếu tố chi phí đầu vào. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý mở rộng phạm vi thị trường bán, buôn điện, rà soát, nghiên cứu xây dựng mô hình thiết kế thị trường bán lẻ phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hoàn thiện khung pháp lý hiện hành. Thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2021.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, trên cơ sở ý kiến đề xuất của các chuyên gia của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các biểu giá điện cho hợp lý hơn, vừa bảo vệ người có thu nhập thấp và đồng thời phù hợp với nhu cầu hộ dân đời sống đã tăng cao. Qua đó, góp phần bảo đảm hài hòa lợi ích các hộ tiêu dùng điện./.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Trong phiên thảo luận hội trường về tình hình kinh tế -xã hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc điều hành giá điện của Chính phủ và cho rằng cần có đánh giá cụ thể hơn và có dự báo trong thời gian tới việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Trước đó, ngay từ đầu kỳ họp Chính phủ đã có báo cáo về tình hình điều hành giá điện, xăng dầu gửi tới các đại biểu Quốc hội. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội tiếp tục phản ánh ảnh hưởng của việc tăng giá điện đến chỉ số giá tiêu dùng, việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội cũng như đời sống người dân. Các đại b

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn