Chiều ngày 05/11, trước khi Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.
GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Chiều ngày 05/11, trước khi Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo trước Quốc hội

Về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, quy định “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân” là kế thừa Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) năm 1998 và năm 2008; thực hiện hơn 20 năm qua không có vướng mắc và đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, phù hợp với một số quy định của pháp luật; đồng thời làm căn cứ pháp lý để xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và là cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, bảo đảm cho hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi để CSBVN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình. Đồng thời, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật quy định CSBVN là lực lượng chuyên trách của Nhà nước là kế thừa Điều 1 Pháp lệnh CSBVN hiện hành; thể chế hóa Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định CSBVN là một trong những lực lượng “nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia”; thống nhất với Luật An ninh quốc gia, nhằm khẳng định vị trí, vai trò của CSBVN là một trong những lực lượng chính, chủ yếu trong bảo đảm thực thi pháp luật trên biển. Đối với Hải quân và Bộ đội Biên phòng, dự thảo Luật đã giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp với CSBVN (khoản 2 Điều 22); đối với Công an, Kiểm ngư, Hải quan … có chức năng, nhiệm vụ riêng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý khoản 1 Điều 3 của Dự thảo luật.

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của CSBVN, Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc xây dựng các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của CSBVN phải mang tính bao quát, làm căn cứ xây dựng các điều khoản, bảo đảm tính thống nhất. Nội dung hợp tác quốc tế và phối hợp hoạt động đã được quy định tại Mục 3 Chương III và Chương IV để bảo đảm tính logic, dễ áp dụng. Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung các nội dung trên. Đồng thời, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tổ chức và hoat động của CSBVN như Dự luật là cần thiết, để bảo đảm tính thống nhất trong Luật và cần khẳng định nguyên tắc này trong quan hệ quốc tế; quy định này cơ bản phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân; đồng thời đề nghị không đưa nội dung “chấp hành mệnh lệnh trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng” của CSBVN vào điều luật. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và bảo đảm linh hoạt, chủ động trong quản lý, điều hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với tư cách là thành viên Chính phủ, tạo điều kiện cho hoạt động của CSBVN trong hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung khoản 1 Điều 4 như dự thảo Luật.


Toàn cảnh phiên họp ngày 05/11

Về phạm vi hoạt động của CSBVN, Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt cho biết, quy định “CSBVN hoạt động trong vùng biển Việt Nam” là kế thừa Pháp lệnh hiện hành; phù hợp đặc điểm, tình hình vùng biển Việt Nam, thực tiễn hoạt động của CSBVN, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biển, đảo giai đoạn hiện nay. Thực tế, một số vùng biển chưa xác định đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải; một số vùng có nội thủy rộng, thường xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật, trong khi các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển còn hạn chế. Nếu phân chia phạm vi hoạt động trên từng vùng biển cho các lực lượng sẽ dễ dẫn đến bỏ trống vùng biển, bỏ sót, lọt vi phạm, tội phạm;đồng thời lãng phí nguồn lực và làm hạn chế sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý nội dung khoản 1 Điều 11 như sau: “Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này”.

Về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, theo Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt, khoản 2 Điều này đã bổ sung các trường hợp nổ súng vào tàu thuyền trên biển, vì Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chưa quy định. Do đó, khoản 3 quy định “Trường hợp nổ súng theo quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ CSBVN phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng” là cần thiết, phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, tránh áp dụng tùy tiện dẫn đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung Điều này bảo đảm chặt chẽ và rõ ràng như dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nêu rõ, ngoài những nội dung cụ thể của Dự luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật về nội dung và kỹ thuật văn bản; đảm bảo tính tương thích trong hệ thống pháp luật Việt Nam và đảm bảo tính khả thi khi đưa vào áp dụng.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Chiều ngày 05/11, trước khi Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo trước Quốc hội Về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, quy định “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân” là kế thừa Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) năm 1998 và năm 2008; thực hiện hơn 20 năm qua không có vướng mắc và đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, phù hợp với một số quy định của pháp luật; đồng thời làm căn cứ pháp lý để xác định chức

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn