Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, chiều ngày 01/11, sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu trước Quốc hội làm rõ thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng đã trực tiếp trả lời một một số đại biểu có câu hỏi chất vấn...
GẦN 30 CÂU HỎI CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC
GẦN 30 CÂU HỎI CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, chiều ngày 01/11, sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu trước Quốc hội làm rõ thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng đã trực tiếp trả lời một một số đại biểu có câu hỏi chất vấn...


Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh chất vấn Thủ tướng Chính phủ

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực còn yếu kém

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh, cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy sự tín nhiệm, ghi nhận, trân trọng của đại biểu Quốc hội đối với sự nỗ lực, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ. Song, qua sự tín nhiệm, đánh giá của đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ cao thấp khác nhau. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một trong những cơ sở quan trọng cho thấy sự thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức năng của một số thành viên Chính phủ. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ có giải pháp gì thực sự mạnh mẽ hơn để bộ máy của Chính phủ, các bộ, ngành hoạt động đều tay, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả hơn trong nửa nhiệm kỳ còn lại?


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nếu bộ trưởng, trưởng ngành nào làm không tốt sẽ phải thay đổi công việc cho phù hợp.

Nhấn mạnh câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm rất lý thú, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: "năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài", nhưng đều nằm trên 1 cổ tay và cổ tay đó đã chụm lại trước sự đoàn kết, nhất trí trong Chính phủ với 30 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng và 6 đồng chí ở Bộ Chính trị. Có một câu tiếp theo nữa là "trăm dâu đổ đầu tằm", người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực còn yếu kém. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tốt hơn cả Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh. Các vị thành viên Chính phủ cũng phải nêu gương tốt hơn, đổi mới phương pháp công tác, nhất là phương pháp nêu gương, kiểm tra các cục, vụ, viện và cán bộ thực hiện đúng quy chế làm việc, chấm dứt tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Các thành viên Chính phủ phải tự rèn luyện, tự học tập, đổi mới sáng tạo, sát dân, sát cơ sở, sát địa phương để không "đuổi gà qua đám giỗ", làm rất sơ sài, vô trách nhiệm, sợ gian khổ. Nếu bộ trưởng, trưởng ngành nào làm không tốt sẽ phải thay đổi công việc cho phù hợp.

Thủ tướng cũng mong muốn Quốc hội và cử tri cả nước chia sẻ với những khó khăn của Chính phủ và các Bộ trưởng với tư cách là tư lệnh ngành. Với đất nước đông dân như nước ta (gần 100 triệu dân) thì công tác điều hành rất phức tạp, rủi ro, hơn nữa phần lớn bộ trưởng, trưởng ngành là nhiệm kỳ đầu giữ các chức vụ quan trọng này.


Đại biểu Phạm Tất Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long chất vấn Thủ tướng về động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Động lực tăng trưởng của đất nước trong thời gian tới?

Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Tất Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long, về động lực tăng trưởng năm 2019 - 2020 của nước ta, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: trong ngắn hạn chúng ta vẫn tiếp tục dựa vào những động lực tăng trưởng hiện có từ góc độ tổng cầu. Đó là tiêu dùng của hộ gia đình đóng góp tới gần 3/4 trong tổng tăng trưởng GDP. Trọng tâm thứ hai là đầu tư và đặc biệt là đầu tư của các khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài. Coi trọng ba khu vực kinh tế, dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước, đặc biệt tại các khối tư nhân, nhà nước và đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng báo cáo trước Quốc hội về động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong trung hạn. Cụ thể: Trước tiên ưu tiên phát triển doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là tư nhân trong nước; đẩy mạnh cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nuôi dưỡng sức cầu nội địa bằng cách không ngừng nâng cao thu nhập của người dân. Phát huy, tận dụng tốt các hiệp định song phương và đa phương đã ký. Khoa học và công nghệ phải trở thành một động lực then chốt. Thủ tướng cũng nhấn mạnh giải pháp quan trọng căn cơ vẫn là cải cách, đổi mới, hoàn thiện thể chế pháp luật và quản trị quốc gia. Bên cạnh đó, phải coi phát triển đô thị trở thành một đầu mối, đầu cầu tăng trưởng kinh tế. Bởi theo thống kê, trong 123 đô thị lớn nhất thế giới (chiếm 13% dân số toàn cầu) nhưng đã đóng góp 27% FDI, 32% GDP, 44% trường đại học nghiên cứu tập trung tại đô thị. 25% bằng phát minh sáng chế, 62% vốn đầu tư mạo hiểm, 66% hành khách với 50 sân bay lớn nhất cũng nằm trong khu vực đô thị.


Đại biểu Bùi Văn Xuyền, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình chất vấn Thủ tướng về tình trạng nợ xây dựng cơ bản còn cao

Cũng liên quan đến vấn đề kinh tế được đại biểu Bùi Văn Xuyền, Đoàn Thái Bình chất vấn Thủ tướng nợ xây dựng cơ bản, Thủ tướng ví von: "Cháo nóng húp quanh mà công nợ trả dần". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nợ hiện vẫn còn nhiều khoản nợ công nhưng để thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 – 2020 đã bố trí trên 9.000 tỷ đồng để thanh toán nợ đọng của các bộ ngành, Trung ương. Chính phủ cũng quán triệt tới các bộ ngành thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 26 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Chính phủ đã trình Thường vụ Quốc hội nguyên tắc, tiêu chí sử dụng quản lý dự phòng chung trong đầu tư trung hạn để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản đang nợ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thông tin tới đại biểu về tuyến đường nối Hà Nam - Thái Bình và đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội đã được bố trí để thanh toán nợ.

Không hợp thức hóa sai phạm trong quản lý đất đai tại Đà Nẵng

Liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra về quản lý đất đai của thành phố đã được ban hành từ nhiều năm nay nhưng chưa hoàn thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Kết luận thanh tra về đất đai của Đà Nẵng được ban hành từ năm 2012, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực, nhiều cố gắng để thực hiện nội dung kết luận thanh tra, trong đó có việc tập trung khắc phục các sai phạm xảy ra. Về cơ bản thành phố đã hoàn thành hầu hết các nội dung kết luận thanh tra, chỉ còn 2 vấn đề vướng mắc, đó là xử lý các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trái Luật Đất đai và thời hạn sử dụng đất. Thủ tướng phân tích: một doanh nghiệp kinh doanh mà ăn cắp 100% sổ đỏ có đúng pháp luật không? Và việc thu hồi về ngân sách nhà nước khoản tiền 10% mà thành phố đã giảm là trái quy định của pháp luật.


Đại biểu Võ Thị Như Hoa, Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng, chất vấn về việc thực hiện kết luận thanh tra về quản lý đất đai tại Tp.Đà Nẵng.

Khẳng định thành phố Đà Nẵng đã làm trái luật xảy ra từ nhiều năm trước chứ không phải do các đồng chí đương chức hiện nay. Tuy nhiên, nguyên tắc là đã làm trái pháp luật thì phải khắc phục, sửa sai. Thủ tướng nhấn mạnh: Luật pháp không cho phép chúng ta hợp thức hóa cái sai, không ai có quyền quyết định trái pháp luật, không ai có thể nói vì vướng mà không thực thi pháp luật. Tất nhiên chúng ta phải tìm cách tháo gỡ phù hợp với pháp luật, phù hợp thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, không ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

Sau khi nhận được văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ, các bộ, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu giải quyết đề nghị của thành phố. Ngày 20/7 vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng họp với các bộ, ngành thống nhất giao Thanh tra Chính phủ và thành phố Đà Nẵng tiến hành rà soát, phân loại từng trường hợp cụ thể về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cũng như các trường hợp miễn giảm trái pháp luật gây thất thu ngân sách nhà nước để có biện pháp giải quyết phù hợp, bảo đảm đúng pháp luật, khả thi, không ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của nhân dân. Thủ tướng cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao, thường xuyên cung cấp thông tin cho Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố biết kết quả xử lý./.

Lan Hương - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, chiều ngày 01/11, sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu trước Quốc hội làm rõ thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng đã trực tiếp trả lời một một số đại biểu có câu hỏi chất vấn... Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh chất vấn Thủ tướng Chính phủ Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực còn yếu kém Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh, cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy sự tín nhiệm, ghi nhận, trân trọng của đại biểu Quốc hội đối với sự nỗ lực, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Ch&iacut

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn