Tiếp tục phiên chất vấn của Quốc hội, chiều 16-11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời hàng loạt các vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm, bức xúc, trong đó tập trung xoay quanh các vấn đề như quy trình bổ nhiệm cán bộ và những sai phạm trong công tác này vừa qua; lộ trình cải cách tiền lương; nâng cao chất lượng công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức...
Đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ tha hoá, biến chất
Đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ tha hoá, biến chất
Tiếp tục phiên chất vấn của Quốc hội, chiều 16-11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời hàng loạt các vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm, bức xúc, trong đó tập trung xoay quanh các vấn đề như quy trình bổ nhiệm cán bộ và những sai phạm trong công tác này vừa qua; lộ trình cải cách tiền lương; nâng cao chất lượng công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức...
    
     Rút lại những quyết định bổ nhiệm không đúng quy trình
     Trả lời chất vấn của đại biểu (ĐB) Phùng Đức Tiến (Hà Nam) về vụ việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng ở Sở LĐ-TB&XH Hải Dương, cũng như công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tiến hành thanh tra Nhà nước về công vụ với Sở LĐ-TB&XH Hải Dương. Theo đó, cơ quan này có 46 người thì có 44 cán bộ lãnh đạo từ phó phòng trở lên là sự thật, đúng như báo chí nêu.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn. Ảnh: Cổng TTĐT
     Sở LĐ-TB&XH Hải Dương có 9 phòng, với tổng cộng 4 lãnh đạo, thì thừa 8 phó phòng. Sau khi làm việc, đã có 1 người về vị trí cũ và 7 người không nhận nhiệm vụ phó phòng, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin về vụ việc.
     “Bộ Nội vụ đã kiến nghị UBND Hải Dương thực hiện đúng chức danh cán bộ các phòng, thực hiện đúng quy trình. Chúng tôi yêu cầu thực hiện không quá 3 phó phòng, thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn, xử lý nghiêm người làm công tác tham mưu đề bạt quá quy định, làm xã hội bức xúc”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
     Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết thêm về thi tuyển chức vụ lãnh đạo, Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng thí điểm về thí điểm tuyển chọn chức danh lãnh đạo của bộ quản lý. “Hiện nay chúng tôi đang trình đề án này lên Ban Bí thư cho ý kiến và sẽ thông qua trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiến hành thí điểm tuyển chọn chức danh lãnh đạo cán bộ cấp Bộ quản lý. Đây là thay đổi phương pháp tuyển chọn chức danh lãnh đạo cán bộ quản lý chứ không phải thi tuyển”.
     Giải trình về những thắc mắc của ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) và ĐB Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) về việc bổ nhiệm người nhà, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết sau khi rà soát thông tin báo chí nêu, hiện nay Bộ đã báo cáo Thủ tướng trong việc bổ nhiệm người nhà tại 9 địa phương.
     “Trong thời gian rất ngắn, chúng tôi đã tổ chức thanh tra công vụ, cử 3 đoàn xuống làm việc, trong vòng 15 ngày đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Qua báo cáo lần này, chúng tôi đề nghị Thủ tướng có chỉ đạo UBND các tỉnh trong việc bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện đúng tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định của Đảng và Nhà nước”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin.
     Bộ trưởng khẳng định việc tuyển chọn cán bộ phải áp dụng rộng rãi, công khai, minh bạch, dân chủ, và đề nghị nên xem xét xử lý đối với những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc tham mưu không đúng tiêu chuẩn, điều kiện; đồng thời cũng phải đưa ra bộ máy, rút lại những quyết định bổ nhiệm không đúng theo tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình trong thời gian qua.
     ĐB Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đặt câu hỏi quan điểm của Bộ về hình thức xử lý về mặt Nhà nước có thể áp dụng với nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Liệu có cần thiết nghiên cứu xem xét sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức và văn bản liên quan để đảm bảo xử lý nghiêm mọi vi phạm của cán bộ, công chức, kể cả người đã nghỉ hưu?


ĐB Hoàng Thanh Tùng chất vấn Bộ trưởng. Ảnh: Cổng TTĐT
     Về vấn đề này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, hiện nay Ban Bí thư đã có quyết định xử lý về mặt cắt chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương giai đoạn 2011-2016 đối với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Riêng về mặt Nhà nước theo chỉ đạo của Ban Bí thư đã giao cho ban cán sự Đảng Chính phủ phối hợp với Quốc hội và các cơ quan chuyên môn xem xét xử lý về mặt hành chính, thực hiện theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
     Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ban cán sự Đảng Chính phủ và Quốc hội có biện pháp để xử lý về mặt hành chính. Điều này chứng tỏ quyết tâm chính trị đối với người đang công tác hoặc về hưu, nếu có sai phạm thì cũng phải có hình thức xử lý, không có chuyện sai phạm rồi thì nghỉ hưu là hạ cánh an toàn, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định.
     “Đây là vấn đề khó, chưa có trong tiền lệ. Luật Cán bộ công chức chưa quy định. Khi chưa sửa đổi được Luật Cán bộ thì có văn bản quy định phù hợp để xử lý vấn đề trước mắt, nhất là với cán bộ đã nghỉ hưu có vi phạm. Phải tạo hành lang pháp lý để giải quyết những trường hợp sau này nếu có xảy ra”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

     Tinh giảm biên chế để thực hiện lộ trình tiền lương
     Về vấn đề tiền lương, trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên), Bộ trưởng cho biết đây là vấn đề phức tạp, khó khăn. Theo lộ trình tiền lương đã báo cáo Bộ Chính trị, đến nay lộ trình tiền lương đã trình qua 5 lần kỳ họp của Trung ương, bắt đầu từ năm 2013 xác định mức lương tối thiểu trước đây và nay là mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng.
     Từ năm 2013 đến nay, có 2 năm (2014-2015) không tăng lương cơ sở, năm 2016 lương cơ sở tăng 7% (1.210.000 đồng). Năm 2017 sắp tới, theo đề nghị của Bộ Nội vụ, chúng ta sẽ trả nợ cho những năm trước không tăng, cộng với phần còn lại của năm 2016 tăng 7% thì sẽ tăng 26%. Như vậy chi ngân sách cho tăng lương rất lớn.
     Do vậy vừa qua, Ban Chỉ đạo tiền lương đã họp và quyết định đề nghị Chính phủ và Quốc hội năm 2017 tiếp tục tăng lương 7%, lên mức 1.300.000 đồng mức lương cơ sở.
     Trong bối cảnh nền kinh tế chung của cả nước còn khó khăn, thu ngân sách còn khó. Hiện nay, chi cho trả lương chiếm khoảng 1/3 ngân sách để trả lương cho hơn 6,5 triệu người hưởng lương và các chế độ. Để thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới, trước mắt thực hiện tinh giản biên chế. Trong 2 năm qua chỉ tinh giản được hơn 17.000 người. Với bình quân tinh giản 1%/năm, năm 2016 phải tinh giản biên chế từ cấp huyện trở lên là 36.000 người, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết.
     “Do đó, đối với các cơ quan hành chính nhà nước, khối đảng, đoàn thể tôi đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các địa phương thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế. Đối với các đơn vị sự nghiệp, ngoài việc thực hiện tinh giản biên chế 10% đến năm 2021, thì khuyến khích xã hội hóa và tự chủ thêm 10%. Tôi nghĩ, đến năm 2021, các đơn vị sự nghiệp sẽ giảm được 20% viên chức và giảm thêm 10% của công chức thì sẽ có cơ sở để thực hiện lộ trình tiền lương”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
     Giải đáp chất vấn của ĐB Dương Xuân Hoà (Lạng Sơn) và ĐB Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) về sự chậm trễ phê duyệt đề án vị trí việc làm và tình trạng quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhìn nhận đây là khuyết điểm của Bộ Nội vụ. Thời gian qua, công việc phê duyệt vị trí việc làm với hành chính Nhà nước đã kết thúc vào 8-2016. Tuy nhiên, đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập thì khó, nên Bộ đề nghị Chính phủ phân cấp. Theo đó, đối với đơn vị công lập sự nghiệp tự chủ hoàn toàn thì giao đơn vị quyết định 3 vấn đề: Vị trí, cơ cấu và số người làm việc trong đơn vị.
     Còn về công tác cán bộ, trong quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, Bộ trưởng thừa nhận đây là nhược điểm và thấy cần có sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Hiện Bộ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương sửa hai Nghị định 67 và 68. Cùng với đó là phối hợp để làm lại quy trình từ quy hoạch, luân chuyển đến bổ nhiệm cán bộ.
     Trước khi Quốc hội nghỉ, một số đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi. Sáng mai (17-11), Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi này.
Theo qdnd.vn
Tiếp tục phiên chất vấn của Quốc hội, chiều 16-11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời hàng loạt các vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm, bức xúc, trong đó tập trung xoay quanh các vấn đề như quy trình bổ nhiệm cán bộ và những sai phạm trong công tác này vừa qua; lộ trình cải cách tiền lương; nâng cao chất lượng công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức...           Rút lại những quyết định bổ nhiệm không đúng quy trình      Trả lời chất vấn của đại biểu (ĐB) Phùng Đức Tiến (Hà Nam) về vụ việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng ở Sở LĐ-TB&XH Hải Dương, cũng như công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết khi có chỉ đạo của Thủ tướng Ch&

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn