Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở. Để cử tri và nhân dân có thêm thông tin, Báo Khánh Hòa phỏng vấn Trung tướng Trần Ngọc Khánh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về một số nội dung của dự án luật này.

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn

 

Trung tướng Trần Ngọc Khánh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội .

- Xin ông cho biết sự cần thiết của việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở?

- Thực tế hiện nay, vấn đề tranh chấp, khiếu kiện, hoạt động của các loại tội phạm, tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội ở nhiều địa phương vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp; tình hình vi phạm các quy định về tham gia giao thông, về quản lý cư trú… diễn ra khá phổ biến. Đa số các vụ, việc có liên quan đến ANTT đều xảy ra ở cơ sở, cần phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời từ sớm, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả cho xã hội.

Nghị quyết số 22 ngày 15-3-2018 của Bộ Chính trị đã xác định nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám sát cơ sở”. Thực hiện nghị quyết này, đến nay, tất cả các xã, thị trấn đã được bố trí công an chính quy để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phát động và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, hướng dẫn các tổ chức quần chúng tự nguyện trong công tác bảo vệ ANTT; trực tiếp nắm tình hình, tiếp nhận, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề ANTT ở cơ sở. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của tình hình ANTT, hoạt động của lực lượng công an chính quy tại xã, phường, thị trấn hiện nay gặp nhiều khó khăn trong quán xuyến địa bàn, cũng như sự hiểu biết về phong tục tập quán, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số… nên luôn cần có sự tham gia của các lực lượng quần chúng ở cơ sở, nhất là lực lượng công an xã bán chuyên trách trước đây, bảo vệ dân phố, dân phòng là đòi hỏi tất yếu. Thực tiễn từ trước đến nay, lực lượng này luôn tham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ theo sự điều chỉnh của những nhóm quy phạm pháp luật khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khách quan nêu trên thì việc ban hành một đạo luật thống nhất quy định về xây dựng, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là thực sự cần thiết.

Việc xây dựng luật này là phù hợp với nội dung văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 51 ngày 5-9-2019 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Nghị quyết số 12 ngày 16-3-2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và Chỉ thị số 09 ngày 1-12-2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Công an xã bán chuyên trách theo Pháp lệnh Công an xã hiện đang được tiếp tục sử dụng; lực lượng bảo vệ dân phố và đội trưởng, đội phó đội dân phòng là những nguồn lực sẵn có quan trọng để xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

- Trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến về dự án luật, một vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm là luật cần thể hiện rõ hơn vị trí, chức năng của lực lượng này để tránh chồng chéo, trùng lắp với vị trí, chức năng của công an cấp xã và một số lực lượng hiện có ở cơ sở. Xin ông cho biết thêm về nội dung này?

- Về vấn đề này, sau khi tiếp nhận các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý làm rõ khái niệm lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là lực lượng do chính quyền thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố; công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng; các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của luật này. Dự thảo đã chỉnh lý một số nội dung để thể hiện rõ hơn vị trí là lực lượng quần chúng được bố trí ở cơ sở và thể hiện rõ chức năng làm nòng cốt trong hỗ trợ lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở; làm rõ hơn tính chất, mức độ, phạm vi tham gia hỗ trợ lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT trên địa bàn phụ trách và được điều động thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách trong một số trường hợp nhất định; khẳng định đây là lực lượng chịu sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền, sự giám sát của nhân dân và UBMTTQ Việt Nam cấp xã, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT; đồng thời không quy định lực lượng này làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự quản về ANTT ở cơ sở.

- Thưa ông, vấn đề kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Xin ông cho biết việc thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có làm tăng chi ngân sách?

- Thực tế hiện nay, các địa phương trong cả nước đều bảo đảm ngân sách để chi trả cho tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách được tiếp tục sử dụng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng nghiên cứu, đánh giá tổng thể về thực trạng chi hiện nay của các địa phương cho tổ chức, hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; khái toán tổng mức chi theo quy định của dự thảo luật và so sánh với tổng mức chi hiện nay của các địa phương là bảo đảm cân đối với mức chi trung bình từ 20 đến 30 tỷ đồng/năm/tỉnh, thành phố. Theo đó, khi kiện toàn các lực lượng, chức danh thành một lực lượng thống nhất thì vẫn thực hiện chi trả chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở như mức trung bình hiện nay các địa phương đang chi trả cho các lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng; còn về lâu dài sẽ giảm và không phải chi trả ngân sách cho nhiều lực lượng như hiện nay thì các địa phương sẽ có điều kiện tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn nữa về chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Dự thảo luật đã quy định theo hướng kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm để tiếp tục quy định đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, bảo đảm không làm tăng chi ngân sách nhà nước và có tính khả thi.

- Xin cảm ơn ông!

PHI HÙNG (Thực hiện)

  Trung tướng Trần Ngọc Khánh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội . - Xin ông cho biết sự cần thiết của việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở? - Thực tế hiện nay, vấn đề tranh chấp, khiếu kiện, hoạt động của các loại tội phạm, tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội ở nhiều địa phương vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp; tình hình vi phạm các quy định về tham gia giao thông, về quản lý cư trú… diễn ra khá phổ biến. Đa số các vụ, việc có liên quan đến ANTT đều xảy ra ở cơ sở, cần phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời từ sớm, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả cho xã hội. Nghị quyết số 22 ngày 15-3-2018 của Bộ Chính trị đã xác định nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân theo hướng &ld

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn