Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 05/11, thảo luận về việc kéo dài thời hạn thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với đề xuất của Chính phủ là kéo dài thêm không quá 2 năm, kể từ ngày 01/02/2019. Trong thời gian đó, đề nghị Chính phủ sớm tổng kết và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để quy định vấn đề này.
ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI LUẬT NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, XUẤT CẢNH VÀ CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH VIỆT NAM
ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI LUẬT NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, XUẤT CẢNH VÀ CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH VIỆT NAM

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 05/11, thảo luận về việc kéo dài thời hạn thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với đề xuất của Chính phủ là kéo dài thêm không quá 2 năm, kể từ ngày 01/02/2019. Trong thời gian đó, đề nghị Chính phủ sớm tổng kết và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để quy định vấn đề này.

Thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh là chủ trương đúng đắn

Thảo luận tại hội trường, các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội đều đánh giá cáo kết quả, sự cần thiết, tính đúng đắn của việc triển khai thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.


Đại biểu Đinh Công Sỹ khẳng định việc thực hiện thí điểm cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là chủ trương đúng đắn

Bày tỏ cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ về việc tổng kết thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, đại biểu Đinh Công Sỹ - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, cho rằng, qua hai năm thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân của 46 nước cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn, là việc thực hiện đổi mới về thủ tục hành chính trong xuất, nhập cảnh của Việt Nam. Số liệu tổng kết thực hiện nghị quyết của Quốc hội cho thấy số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực điện tử tăng lên nhanh theo thời gian và đáng chú ý số lượng lớn đến từ các nước Âu, Mỹ, đây là thị trường du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước ta. Vì vậy đại biểu nhất trí với kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thêm 2 năm nữa, kể từ ngày 01/02/2019.

Cùng quan điểm, đại biểu Bùi Mậu Quân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, khẳng định việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất nước; nhấn mạnh đây cũng chính là việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo cấp độ 4, giảm được nhiều phiền hà, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, nhất là việc thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Việc làm này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực. Các nước ASEAN, kể cả Lào và Campuchia đã thực hiện thị thực điện tử và hộ chiếu điện tử.

Đại biểu Bùi Mậu Quân cho rằng, việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử này hoàn toàn phù hợp và cần thiết để có thời gian Quốc hội tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam, điều đó không làm phát sinh thêm những tác động tiêu cực có liên quan đến kinh tế, quốc phòng và an ninh. Đại biểu đề nghị Quốc hội sớm cho chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh lại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài vào Việt Nam để phù hợp và có thể nhanh chóng triển khai trên diện rộng.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội, đặt vấn đề, việc cấp thị thực điện tử rất hiệu quả, tính pháp lý, cũng như thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế đều cho thấy rất cần thiết thì tại sao lại phải tiếp tục thí điểm mà không cấp luôn?


Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng Bộ Công an cần tham mưu cho Chính phủ bắt tay vào việc lập đề nghị sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh cư trú, quá cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam ngay từ bây giờ

Cùng quan điểm, đại biểu Bùi Văn Xuyền – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, cho rằng, phải kéo dài trong khi kéo dài chỉ là biện pháp tình thế, không phải thí điểm lại chồng lên thí điểm. Theo đại biểu, Bộ Công an cần phải bắt tay vào việc sửa luật, lập đề nghị xây dựng luật ngay từ bây giờ để đưa vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của năm 2019 và năm 2020.

Nhân rộng diện được cấp thị thực điện tử nhập cảnh Việt Nam

Tán thành với việc tiếp tục thực hiện thí điểm, đồng thời để có đánh giá xác thực và toàn diện hơn về việc thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài và tiến tới việc thực hiện đại trà chủ trương cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài, đại biểu Đinh Công Sỹ đề nghị Chính phủ cần có thống kê số lượng người nhập cảnh bằng thị thực điện tử so với số người nhập cảnh bằng cách truyền thống đối với 46 nước thuộc diện thí điểm. Qua đó, thấy được mức độ tiếp cận được phương thức nộp đơn và cấp thị thực điện tử của người nước ngoài và đồng thời cũng cho thấy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến về mức độ để có các giải pháp tuyên truyền phù hợp trong thời gian tới.

Đại biểu Đinh Công Sỹ cũng cho hay, qua báo cáo cũng như thực tiễn gặp gỡ một số đại diện của các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cho thấy họ có mong muốn được áp dụng thị thực điện tử để thuận tiện cho công dân của họ được nhập cảnh vào Việt Nam một cách nhanh chóng. Từ thực tiễn tổng kết 2 năm, đại biểu kiến nghị với Chính phủ cần xem xét đến việc mở rộng số nước, từ 40 nước lên 46 nước như hiện đang thực hiện. Trên cơ sở mức độ quan hệ ngoại giao và có khả năng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đề nghị Chính phủ phải làm rõ thêm nguyên nhân thực tế tại sao tỷ lệ khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam qua thị thực điện tử rất thấp. Đại biểu chỉ rõ, qua con số thống kê của Tổng cục du lịch, ví dụ khách Mỹ, qua hơn 20 tháng triển khai cấp thị thực điện tử, khách Mỹ vào Việt Nam hơn 1 triệu, trong khi đó, có hơn 85.000 khách làm thị thực điện tử, khách Úc là hơn 600.000 người nhập cảnh vào Việt Nam, có hơn 45.000, chiếm tỷ lệ chưa đến 1% khách vào Việt Nam qua con đường thị thực điện tử này.


Đại biểu Bùi Mậu Quân đề nghị cần tăng cường mạnh mẽ hơn công tác tuyên truyền về chính sách thị thực điện tử để nhiều người biết và thực hiện

Có cùng đề xuất cần tiếp tục mở rộng và bổ sung các nước có công dân cấp thị thực điện tử và các cửa khẩu quốc tế để cho phép người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực điện tử, đại biểu Bùi Mậu Quân cho việc thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài cần tăng cường mạnh mẽ hơn công tác tuyên truyền về chính sách thị thực điện tử để nhiều người biết và thực hiện; Bộ Ngoại giao cần nghiên cứu để có hình thức tuyên truyền thích hợp, như các cơ quan ngoại giao ở các nước có công dân cấp thị thực điện tử cần phổ biến cho công dân của họ về chính sách này cũng như đưa việc thông tin về chính sách cấp thị thực điện tử lên các trang thông tin của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để dễ nhận biết và khi truy cập có thể thấy ngay được vấn đề này để thực hiện. Đồng thời, cần nâng cấp hệ thống thị thực điện tử để đảm bảo cho việc vận hành ổn định và thông suốt.

Giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm cho biết, về nguyên nhân tại sao lượng thực hiện thị thực điện tử chưa nhiều là do thực hiện thí điểm nên còn giới hạn ở một số nước, hiện mới thực hiện trong phạm vi 46 nước, giới hạn ở một số cửa khẩu với 28 cửa khẩu, thậm chí cả thời gian cũng giới hạn, không như xuất, nhập cảnh thông thường theo quy định của luật, do đó người nước ngoài vào người ta cũng rất thận trọng, nhất là những vấn đề liên quan đến luật pháp, nên người ta vẫn thực hiện những phương pháp truyền thống.


Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm

Về việc Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét cho phép kéo dài thời hạn tiếp tục thí điểm cấp thị thực điện tử thêm 2 năm kể từ ngày 01/02/2019 đến ngày 31/01/2021, Bộ trưởng Bộ Công an làm rõ, thời điểm này chính là thời điểm sẽ sửa đổi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài vào Việt Nam. Bộ trưởng Tô Lâm lý giải lý do chưa thực hiện được ngay vì dự án Luật này chưa nằm trong kế hoạch sửa đổi luật, cùng với đó thời gian thực hiện còn quá ít cần thêm 2 năm nữa để hoàn thành việc tổng kết thi hành mới có thể đưa nội dung này vào luật.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã được Ban Thư ký ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo tiếp thu để hoàn chỉnh văn bản. Nội dung này đề nghị Quốc hội cho phép quy định trong nghị quyết chung của kỳ họp.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 05/11, thảo luận về việc kéo dài thời hạn thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với đề xuất của Chính phủ là kéo dài thêm không quá 2 năm, kể từ ngày 01/02/2019. Trong thời gian đó, đề nghị Chính phủ sớm tổng kết và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để quy định vấn đề này. Thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh là chủ trương đúng đắn Thảo luận tại hội trường, các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội đều đánh giá cáo kết quả, sự cần thiết, tính đúng đắn của việc triển khai thực hiện thí điểm cấp thị

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn