Phản ánh thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi có nhiều nhưng còn dàn trải, chồng chéo và hiệu quả không cao trong phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội sáng 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Quốc hội cần ban hành nghị quyết mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn tới.
ĐỀ NGHỊ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI
ĐỀ NGHỊ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI

Phản ánh thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi có nhiều nhưng còn dàn trải, chồng chéo và hiệu quả không cao trong phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội sáng 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Quốc hội cần ban hành nghị quyết mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn tới.

Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi, đại biểu Lò Thị Luyến – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên chia sẻ, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi đã thụ hưởng rất nhiều chính sách trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, giảm nghèo. Nhìn tổng thể bức tranh chung của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giờ đây đã có bước tiến bộ và phát triển, các kết quả đạt được trong thực hiện chính sách đã được thể hiện đầy đủ trong báo cáo của Chính phủ.


Đại biểu Lò Thị Luyến – đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên phản ánh thực tế để đời sống nhân dân miền núi tiến kịp với miền xuôi là còn xa vời

Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù đã có nhiều chính sách được ban hành, cụ thể là thống kê từ trước đến nay đã ban hành 118 chương trình chính sách trong đó có 54 chính sách trực tiếp, 64 chính sách gián tiếp thì đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn. Nếu đang so sánh cùng bức tranh chung kinh tế - xã hội của đất nước thì thấy rằng việc phấn đấu để nhân dân miền núi tiến kịp với miền xuôi là còn xa vời.

Đại biểu Lò Thị Luyến dẫn ra con số cụ thể, dân tộc thiểu số chiếm 14,6% dân số của cả nước nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 52,7%. Hiện có khoảng 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo chữ phổ thông, kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường trạm đều thấp kém. Tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện đã được quan tâm đầu tư nâng cấp chất lượng khá hơn so với trước đây, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu so với sự phát triển. Tuyến đường giao thông đến trung tâm xã hầu hết đều thấp kém, chưa đảm bảo đi được cả hai mùa. Đặc biệt vào mùa mưa. Các phương tiện di chuyển gặp khó khăn, nhiều nơi chỉ có phương án lựa chọn là đi bộ đến xã.

Cùng với đó việc ban hành rất nhiều chính sách nhưng không đủ nguồn kinh phí để thực hiện do nguồn ngân sách trung ương không đủ để phân bổ, địa phương thì khó khăn, không bố trí được kinh phí để thực hiện. Do đó, bài toán để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng núi và dân tộc thiếu số còn nhiều khó khăn. Kết quả thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế.

Thêm nữa, việc tổ chức thực hiện chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ trực tiếp cho không người dân cũng tạo ra mặt trái, đi ngược lại sự kỳ vọng của các nhà quản lý và tính nhân văn của chính sách đó là: một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ chính sách, không tích cực lao động sản xuất, thiếu ý chí vươn lên mặc dù có sức lao động, có đất sản xuất, có đủ các điều kiện để canh tác, làm ra sản phẩm nhưng không làm vì đã có nhà nước cho không. Đại biểu Lò Thị Luyến cho rằng, khhía cạnh này cần được Quốc hội, Chính phủ xem xét bên cạnh tiếp tục quan tâm thực hiện chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cũng cần có những giải pháp tổ chức thực hiện chính sách phù hợp, làm sao để khuyến khích được người nghèo cũng vươn lên, người khá giả, người giàu được khích lệ.

Trước ý kiến đề xuất tích hợp các chính sách vùng dân tộc thiểu số thành một chương trình mục tiêu quốc gia về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đại biểu Lò Thị Luyến bày tỏ ủng hộ và mong muốn sớm có chủ trương thống nhất để thực hiện.


Đại biểu Hứa Thị Hà – đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số, vùng đặc thù, khó khăn

Có cùng nhận định về tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đại biểu Hứa Thị Hà – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang chỉ rõ, chính sách dân tộc bao phủ hầu hết mọi mặt của đời sống nhưng thiếu nguồn lực thực hiện nên chưa đạt được yêu cầu đề ra. Hầu hết các chính sách đều mang tính chất hỗ trợ, chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản, do vậy hiệu quả chưa thật sự bền vững. Nhiều chính sách phải kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến định mức không còn phù hợp với thực tế. Có chính sách do huy động nhiều nguồn vốn nên khi cấp vốn không đồng bộ, dẫn tới khó khăn trong triển khai thực hiện. Việc bố trí vốn đối ứng của địa phương cũng gặp khó khăn do đa số địa phương vùng dân tộc và miền núi đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Xã 135 trong 1 năm được hỗ trợ 1 tỷ đồng, 1 thôn đặc biệt khó khăn là 200 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thì làm việc gì cũng khó. Một số vấn đề bức xúc như di dân tái định cư, tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định vẫn chưa được giải quyết hiệu quả.

Nhấn mạnh Quốc hội ban hành quyết định chính sách dân tộc là đúng với khoản 5 Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại biểu Hứa Thị Hà bày tỏ ủng hộ và trân trọng đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc thù khó khăn. Cùng với đó cần thu gọn đầu mối tham mưu, quản lý, theo dõi về chính sách dân tộc. Quốc hội ban hành nghị quyết về phân định vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đầu tư trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục và văn hóa. Cần phải đặc biệt quan tâm về đầu tư phát triển toàn diện, thật sự nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhóm dân tộc rất ít người, dưới 10.000 người.


Đại biểu Hoàng Văn Hùng - đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội

Đề xuất Quốc hội có nghị quyết về chương trình mục tiêu mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn tới cũng được đại biểu Hoàng Văn Hùng – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên bày tỏ tán thành. Điều này sẽ khắc phục tình trạng nhiều chính sách manh mún, dàn trải, chồng chéo. Chính sách được ban hành song không có nguồn lực thực hiện như chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, ban hành theo Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ và chính sách hỗ trợ kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số ít người giai đoạn 2016 - 2025 ban hành theo Quyết định 2086 của Thủ tướng Chính phủ sau gần 02 năm chưa được bố trí vốn.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Phản ánh thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi có nhiều nhưng còn dàn trải, chồng chéo và hiệu quả không cao trong phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội sáng 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Quốc hội cần ban hành nghị quyết mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn tới. Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi, đại biểu Lò Thị Luyến – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên chia sẻ, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi đã thụ hư

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn