Ngày 3-11, trong phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội đã thể hiện niềm tin vào một “Chính phủ hành động, liêm chính, trong sạch, kiến tạo và phục vụ”, nhưng cũng mong muốn tư duy mới này sẽ được “truyền” xuống tất cả bộ máy Nhà nước, đến mọi công chức, chứ không chỉ Chính phủ.
Để “Chính phủ kiến tạo” biến thành hành động tự thân
Để “Chính phủ kiến tạo” biến thành hành động tự thân
Ngày 3-11, trong phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội đã thể hiện niềm tin vào một “Chính phủ hành động, liêm chính, trong sạch, kiến tạo và phục vụ”, nhưng cũng mong muốn tư duy mới này sẽ được “truyền” xuống tất cả bộ máy Nhà nước, đến mọi công chức, chứ không chỉ Chính phủ.

Loại bỏ tình trạng “trên nóng dưới lạnh”

Các đại biểu cho biết, nhân dân đang theo dõi hoạt động của Quốc hội, hành động của Chính phủ, những tuyên ngôn mạnh mẽ Chính phủ hành động, liêm chính, trong sạch, kiến tạo và phục vụ.


Đại biểu Quốc hội phát biểu trong phiên thảo luận ngày 3-11. Ảnh: THANH CHƯƠNG

Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị), cần bổ sung thêm nội dung “Chính phủ trách nhiệm” để thể hiện quyết tâm đổi mới, trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân. Đại biểu Thắng mong, bên cạnh sự nỗ lực thực hiện các mục tiêu, định hướng lớn để phát triển kinh tế thì Chính phủ cần chú ý giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong nội bộ ngành, lĩnh vực, làm nảy sinh những bức xúc, quan tâm của nhân dân. Và xem đây là thước đo cụ thể đối với những cam kết trách nhiệm danh dự của Chính phủ.
Đại biểu Hoàng Văn Trà (Phú Yên) thẳng thắn: “Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang hết sức quyết liệt, kể cả lời nói và hành động trong chỉ đạo điều hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như giữ vững an ninh, quốc phòng của quốc gia. Nhưng thực tế bộ máy hành chính, bộ máy cơ quan công quyền của chúng ta đã thật sự chuyển động hay chưa, chuyển động đến mức nào đang là một vấn đề chúng ta cần phải tính tới trong thời gian tới”.

Đại biểu Trà dẫn chứng từ địa phương Phú Yên, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương đưa ra nhiều thông điệp và có nhiều giải pháp chỉ đạo hết sức quyết liệt nhưng thực tế sự chuyển động của hệ thống bộ máy công quyền hết sức chậm chạp. “Chúng tôi thường nói trên nóng, dưới lạnh và thực tế trên đã rải thảm nhưng dưới chưa rút hết đinh”, đại biểu Trà nói.

Theo đại biểu Hoàng Văn Trà, cần phải tăng cường phân cấp, nâng cao tính năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương các cấp. “Muốn vậy, theo tôi Chính phủ cần tập trung ưu tiên giải quyết những vấn đề lớn của đất nước. Giao nhiều hơn cho chính quyền địa phương, tỉnh, thành phố, trung ương các quyền hạn và trách nhiệm trong các quyết định vấn đề của địa phương”, đại biểu này gợi ý.

Cần giám sát con người và thể chế

Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), thể chế chính trị của chúng ta là sự phân công để phối hợp hành động trong một mục tiêu chung. Do vậy, một Quốc hội kém năng lực và thỏa hiệp thì sẽ có một Chính phủ kém chất lượng và dễ lạm quyền. Do vậy, không thể không nhìn nhận vai trò Quốc hội trong những thành bại của Chính phủ. Đại biểu đề nghị, trong Báo cáo của Chính phủ tại Quốc hội cần dành một phần phát biểu về nội dung về Quốc hội, rằng Chính phủ không chỉ tuân thủ, chịu sự giám sát thực hiện nghị quyết Quốc hội mà còn đòi hỏi Quốc hội những gì để Chính phủ làm tốt hơn, ít sai phạm hơn.“Đó cũng chính là một trong những biểu hiện của một Chính phủ kiến tạo và liêm chính mà chúng ta đều mong muốn và hy vọng”, ông Dương Trung Quốc nói.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) tâm đắc với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, yếu kém kéo dài trong lĩnh vực quản lý tài chính, quản lý đô thị, môi trường, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ, tham nhũng, lãng phí... chủ yếu vẫn do nguyên nhân chủ quan, tức là nguyên nhân từ chính yếu kém trong năng lực đạo đức thi hành công vụ của chính người cán bộ công chức, từ vị trí lãnh đạo, quản lý đến vị trí tổ chức, thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. “Cử tri đề nghị những tồn tại, yếu kém từ nguyên nhân chủ quan trên cần được khắc phục và xử lý nghiêm, có như vậy quyết tâm chính trị xây dựng một Chính phủ kiến tạo liêm chính vì nhân dân của Thủ tướng Chính phủ mới trở thành hiện thực”, đại biểu này nói.

Cũng về vấn đề này, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội) thừa nhận: “Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động và phục vụ nhân dân đang thấm dần vào nghị trường, hành động của Chính phủ đến các ngành và các địa phương. Dù rằng hành trình đó để nó thấm sâu, biến thành hành động tự thân, thường xuyên và bền vững của các tổ chức, cá nhân cần nhiều thời gian và việc làm hơn nữa”. Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giám sát thật tốt hai vấn đề: Đó là vấn đề con người và thể chế. “Đây là những điểm nghẽn, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân kìm hãm, làm chậm quá trình phát triển của đất nước”. Theo ông, việc bố trí, sắp xếp phân công không ít cán bộ trong các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp không phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm, sở trường. Đây là vấn đề với quyết tâm chính trị cao, cách làm khoa học, bài bản, chặt chẽ và quyết liệt.

Hai là, một số cán bộ, công chức không yếu về năng lực, trình độ, thậm chí so với công chức trong khu vực, nhưng lại kém về phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm. Đại biểu này đặt hàng loạt câu hỏi: “Thử hỏi cả nước có bao nhiêu phần trăm công chức các cấp khi cầm trên tay hồ sơ hành chính của cá nhân, của công dân, của doanh nghiệp, của tổ chức để giải quyết họ thật sự nâng niu, trân trọng và thấy đó là trách nhiệm của mình? Liệu có bao nhiêu trong họ thường trực một tâm niệm phải tham mưu, phải xử lý thật nhanh, thật đúng để công dân kịp thời giải quyết công việc cá nhân và gia đình họ, để doanh nghiệp ra đời sớm làm ăn hiệu quả, giải quyết việc làm và nộp thuế cho nhà nước? Hay họ tìm cớ gây ra đủ khó khăn để nhũng nhiễu, làm do doanh nghiệp và công dân ngại ngần, sợ hãi khi phải tiếp cận các thủ tục hành chính?”.

Theo nhandan.com.vn
Ngày 3-11, trong phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội đã thể hiện niềm tin vào một “Chính phủ hành động, liêm chính, trong sạch, kiến tạo và phục vụ”, nhưng cũng mong muốn tư duy mới này sẽ được “truyền” xuống tất cả bộ máy Nhà nước, đến mọi công chức, chứ không chỉ Chính phủ. Loại bỏ tình trạng “trên nóng dưới lạnh” Các đại biểu cho biết, nhân dân đang theo dõi hoạt động của Quốc hội, hành động của Chính phủ, những tuyên ngôn mạnh mẽ Chính phủ hành động, liêm chính, trong sạch, kiến tạo và phục vụ. Đại biểu Quốc hội phát biểu trong phiên thảo luận ngày 3-11. Ảnh: THANH CHƯƠNG Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị), cần bổ sung thêm nội dung “Chính phủ trách nhi

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn