Sáng ngày 22/10, trình Quốc hội báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tiếp tục tập trung nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN 3 ĐỘT PHÁ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KT - XH GIAI ĐOẠN 2011-2020
ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN 3 ĐỘT PHÁ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KT - XH GIAI ĐOẠN 2011-2020

Sáng ngày 22/10, trình Quốc hội báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tiếp tục tập trung nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.


Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, tình hình kinh tế-xã hội của nước ta năm 2018 đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là trong việc đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế:

Thứ nhất, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, tập trung vào các trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Tính đến năm 2018, nhiều quyết sách quan trọng của Đảng có tính đột phá về thể chế được thông qua, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cả mặt nhận thức và cách thức hành động của bộ máy nhà nước về các vấn đề cốt yếu của nền kinh tế, như: thể chế; doanh nghiệp nhà nước; khu vực kinh tế tư nhân; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao; sắp xếp cán bộ cấp xã, phường; cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội;... Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng có nhiều quy định, quyết định về các chính sách quan trọng hỗ trợ cho các đột phá của nền kinh tế, từng bước hình thành khung thể chế cho các hoạt động đổi mới, bao gồm cả cải cách bộ máy nhà nước. Tập trung hoàn thiện các dự án Luật, trọng tâm là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Luật Đầu tư công (sửa đổi); sửa đổi các Luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành,…Bên cạnh đó, công tác xây dựng các dự án luật được thực hiện khẩn trương, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, đồng bộ, khả thi; xác định thứ tự ưu tiên và chủ động đề xuất các dự án đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng . Chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được nâng cao, nhất là trong các dự án luật, nghị định. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được tăng cường; phát hiện, xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm. Thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều đổi mới, gắn với từng lĩnh vực trọng tâm, phù hợp với các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng đặc thù, góp phần quan trọng trong phản ứng chính sách, nhất là với những nội dung liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Ban hành và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018-2022.

Thứ hai, tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Tính đến năm 2018, nhiều công trình hạ tầng mang tính kết nối đồng bộ được hoàn thành, khai thác đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động kinh tế, tăng cường liên kết vùng. Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo kế hoạch đề ra, tăng cường công tác quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, hoàn thành và đưa vào khai thác một số công trình . Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng thủy lợi, theo hướng đa mục tiêu, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thúc đẩy phát triển nông nghiệp,...Quan tâm đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị, nhất là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp,... đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, hiện cả nước có khoảng 819 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa cả năm ước đạt 38,4%, tăng khoảng 0,9% so với năm 2017 (37,5%). Hạ tầng năng lượng, nhất là hạ tầng điện từng bước được hiện đại, đã đầu tư tăng thêm năng lực cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, gắn liền với kết quả tích cực từ việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng thương mại; hạ tầng thông tin; hạ tầng y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao và du lịch;...từng bước đảm bảo kết nối đồng bộ và hiện đại, tăng khả năng tiếp cận của các tầng lớp nhân dân.


Các ĐBQH tham dự phiên họp

Thứ ba, quy mô nhân lực cả nước tiếp tục được nâng lên, chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tính đến hết năm 2018, tổng số nhân lực trong nền kinh tế ước đạt 55,4 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2017; tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khoảng 58,6%, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ khoảng 23-23,5%, đạt mục tiêu Quốc hội giao. Nhận thức của các cấp, ngành và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của phát triển nhân lực đối với sự phát triển của quốc gia ngày càng được nâng cao. Công tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy ở các bậc học; cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên/giảng viên và ưu đãi cho người học; xây dựng hệ thống quốc gia đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo... đang được các bộ, ngành tích cực triển khai. Việc đổi mới chính sách sử dụng nhân lực bước đầu đạt được một số kết quả như chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân lực, nhân tài trong khu vực nhà nước đang từng bước áp dụng theo cơ chế thị trường.

Theo Thủ tướng Chinh phủ Nguyễn Xuân Phúc, nỗ lực đẩy mạnh 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 nói riêng và những kết quả đã đạt được trong năm 2018 nói chung là minh chứng thuyết phục khẳng định sự nỗ lực cải cách, đổi mới của Chính phủ trong những năm qua là đúng đắn, hiệu quả. Qua đó, tạo được niềm tin vững chắc, lan tỏa trong toàn xã hội và cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế, tầm vóc của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hồ Hương
Theo quochoi.vn

Sáng ngày 22/10, trình Quốc hội báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tiếp tục tập trung nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, tình hình kinh tế-xã hội của nước ta năm 2018 đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là trong việc đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế: Thứ nhất, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, tập trung vào các trọng tâm là tạo lập môi trườn

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn