Báo cáo Quốc hội việc đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tới thời điểm hiện nay, có 77% số mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành.
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT VỀ TÁI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020: HOÀN THÀNH VÀ DỰ KIẾN HOÀN THÀNH 77% SỐ MỤC TIÊU ĐỀ RA
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT VỀ TÁI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020: HOÀN THÀNH VÀ DỰ KIẾN HOÀN THÀNH 77% SỐ MỤC TIÊU ĐỀ RA

Báo cáo Quốc hội việc đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tới thời điểm hiện nay, có 77% số mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành.


Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành một số nội dung tại phiên họp toàn thể hội trường chiều ngày 22/10 của Quốc hội

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, với 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 22 chỉ tiêu cần hoàn thành.

Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, triển khai Nghị quyết 24 của Quốc hội, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Chính phủ đã sớm ban hành Nghị quyết số 27, giao 16 nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực thi cho các Bộ, ngành, địa phương, với 120 nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Các Bộ, ngành, địa phương nhìn chung đã thực hiện với trách nhiệm cao và thực chất các chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Đã có sự chuyển biến cả về tư duy, và theo đó là quyết tâm và hành động cụ thể, trong trong công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, với việc tập trung vào chính sách, giải pháp cụ thể thúc đẩy các trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế; chú trọng phát triển kinh tế tư nhân; chú trọng cơ cấu lại các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn; hành động quyết liệt đi liền với giám sát chặt chẽ cải cách thủ tục hành chính (cắt giảm điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành).

Nghị quyết 24 của Quốc hội đề ra 22 mục tiêu cụ thể về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020 tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ: (1) Cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, DNNN và các tổ chức tín dụng (TCTD); (2) Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước (NSNN), khu vực công; (3) Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; (4) Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; (5) Hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.

Đánh giá kết quả thực hiện 22 nhóm chỉ tiêu được đặt ra tại Nghị quyết 24 trong giai đoạn 2016 - 2018 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, so với các mục tiêu đặt ra tới năm 2020, có 9 chỉ tiêu đã hoàn thành; 8 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành và 5 chỉ tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Như vậy, tới thời điểm hiện nay, có 77% số mục tiêu đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành.

Tăng trưởng kinh tế cũng đã dần dịch chuyển sang chiều sâu

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mô hình tăng trưởng đã bước đầu chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu thành công mục tiêu kép là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc, củng cố quốc phòng, ổn định trật tự, an toàn xã hội. Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện rõ rệt. Năng suất lao động có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, đồng thời Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Bình quân 3 năm 2016-2018 năng suất lao động tăng 5,62%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015, và đạt mục tiêu đề ra (tăng trên 5,5%).


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo trước Quốc hội

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cũng đã dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn và hiệu quả đầu tư được cải thiện. Trong giai đoạn 2016 - 2018, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tăng lên đáng kể, đạt 42,18%, cao hơn so với mức 33,58% trong giai đoạn 2011-2015 và vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu đóng góp của TFP vào tăng trưởng trong 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 30% - 35%). Hiệu quả đầu tư được cải thiện, thể hiện qua chỉ số ICOR giảm xuống còn mức 6,42 năm 2016, và 6,11 vào năm 2017. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn nhờ tăng năng suất lao động và cải thiện đáng kể TFP.

Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ và thực chất các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, theo kết quả đánh giá định lượng các tác động tới nền kinh tế, việc đạt được các mục tiêu đã đề ra về chuyển dịch nguồn lực và cơ cấu lại nền kinh tế sẽ dẫn tới cải thiện mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm 2019-2020 và giai đoạn sau đó.

Do vậy, trong giai đoạn 2019 - 2020, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quyết liệt và thực chất các chính sách và nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phải coi đây là một trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; và việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra về cơ cấu lại nền kinh tế sẽ là động lực quan trọng hàng đầu để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong giai đoạn 2019 -2025.

Trên cơ sở quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020 đã nêu tại Nghị quyết 24 và tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2018, các mục tiêu chính của cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2018 -2020 bao gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối vĩ mô vững chắc hơn; Tăng nhanh hơn năng suất lao động, với đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong tạo động lực tăng trưởng; Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân và nâng tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế trong nước, giảm sự phụ thuộc về kinh tế vào bên ngoài; Thị trường giữ vai trò quan trọng hơn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn lực đất đai, vốn và lao động.

Về giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2019 – 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao, đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thực hiện mạnh mẽ và thực chất các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế của các Bộ, ngành, địa phương.

Trong đó, xác định các trọng tâm ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn tới là tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Xây dựng thị trường cạnh tranh hiệu quả dựa trên hai trụ cột: Phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và cải cách thể chế về quyền tài sản. Rà soát, hoàn thiện luật pháp về quản lý đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp. Xây dựng chính sách phát triển và xác định mục tiêu rõ ràng về tăng năng suất và hiệu quả của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công

Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý nợ xấu, xây dựng thị trường; đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước; kiên quyết chỉ đạo thực hiện để đạt mục tiêu đã xác định “chi thường xuyên dưới 64% tổng chi ngân sách; đề xuất và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, tiền đề của các nhóm giải pháp nêu trên là Chính phủ cần có những biện pháp củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho cơ cấu lại nền kinh tế.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Báo cáo Quốc hội việc đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tới thời điểm hiện nay, có 77% số mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành một số nội dung tại phiên họp toàn thể hội trường chiều ngày 22/10 của Quốc hội Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, với 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 22 chỉ tiêu cần hoàn thành. Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa kỳ th

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn