Báo cáo Quốc hội một số nội dung chủ yếu về thẩm tra đánh giá kết quả giữa kỳ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đánh giá giữa kỳ đạt kết quả tích cực và là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020

Báo cáo Quốc hội một số nội dung chủ yếu về thẩm tra đánh giá kết quả giữa kỳ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đánh giá giữa kỳ đạt kết quả tích cực và là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Đạt kết quả tích cực trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của 03 năm của giai đoạn 2016-2020

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thường xuyên, đã tăng cường công tác đối thoại, kiểm tra, đôn đốc. Đánh giá sơ bộ việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đến nay, nhiều chỉ tiêu có khả năng đạt hoặc vượt kế hoạch. Sau ba năm thực hiện, nền kinh tế vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tốt, chất lượng tăng trưởng có nhiều chuyển biến, thể hiện qua những kết quả đáng ghi nhận.

Trước đó, báo cáo của Chính phủ gửi đến các đại biểu Quốc hội cũng chỉ rõ, nền kinh tế đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì đà chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra. Trong đó, đã có 11 chỉ tiêu ước đạt và vượt so với mục tiêu kế hoạch 5 năm. 11 chỉ tiêu ước thực hiện giai đoạn 2016-2018 ước đạt và vượt so với mục tiêu kế hoạch 5 năm là: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; Bội chi ngân sách nhà nước; Năng suất nhân tố tổng hợp TFP; Năng suất lao động xã hội bình quân/năm; Tỷ lệ đô thị hóa; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị; Giường bệnh/1 vạn dân; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân; Tỷ lệ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của dân cư nông thôn; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý.


Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, 3 năm 2016-2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

Ghi nhận những kết quả đã đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh một số điểm nổi bật, tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát trong tầm kiểm soát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Đặc biệt là cán cân thương mại đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong 3 năm liên tiếp, thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng gia tăng, đặc biệt tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng, hiệu quả đầu tư từng bước được cải thiện. Số lượng doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể; quy mô nguồn nhân lực tăng lên ở tất cả các ngành.

Cùng với đó, công tác y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ngày càng được nâng cao; các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao đạt được nhiều thành tích nổi bật; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và có kết quả rõ nét; cải cách thủ tục hành chính và tinh gọn bộ máy được chú trọng và triển khai tích cực hơn; quốc phòng an ninh được giữ vững, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Mạng lưới các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện được củng cố và mở rộng; quan hệ với các nước từng bước đi vào chiều sâu; tăng cường vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN).

Lưu ý đến chất lượng tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cũng chỉ ra nền kinh tế nước ta vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tồn tại và hạn chế. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện 3 đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế những năm qua vẫn chưa được xử lý triệt để; tiến độ thực hiện 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nhìn chung còn chậm. Việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn về nguồn lực; chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước; mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới. Khả năng chống chịu của nền kinh tế trong nước chưa thực sự vững chắc; dư địa thu NSNN, đặc biệt là thu ngân sách trung ương khó khăn; tăng trưởng xuất khẩu dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, xuất khẩu nông sản chưa thực sự bền vững.


Phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

Cơ bản nhất trí với các kết quả đạt được cũng như một số hạn chế, vướng mắc theo báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh một số vấn đề. Cụ thể, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang dần chững lại; công nghiệp khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn, ít dư địa phát triển. Mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã có cải thiện, nhưng nhập siêu của khu vực này còn lớn, xuất khẩu còn phụ thuộc lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khiếu kiện về đất đai tuy có giảm dần theo từng năm, nhưng vẫn còn phức tạp ở nhiều địa phương, tập trung vào vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tranh chấp đất đai. Ở một số nơi, các cấp chính quyền chưa quan tâm nhiều đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, dự các phiên tòa hành chính đã đẩy một số vụ việc càng phức tạp hơn, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý, công tác quản lý thu có chuyển biến tích cực, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước dự kiến vượt dự toán nhưng chưa thật bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo. Thu ngân sách cơ bản mới đủ cho chi thường xuyên, trả nợ lãi và một phần tích lũy cho đầu tư; số thu từ 3 khu vực kinh tế quan trọng không đạt dự toán trong 2 năm 2017 và 2018 đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách Trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước, nợ bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước còn nhiều rủi ro…

Dự báo kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 đạt mục tiêu đề ra

Dự báo thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2016-2020, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, với những kết quả đã đạt được và hạn chế của 3 năm 2016-2018, Ủy ban Kinh tế cho rằng có thể đạt được cơ bản các chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 cho giai đoạn 2016 – 2020, ngoại trừ một số chỉ tiêu khó đạt được nếu không có giải pháp đột phá hơn nữa, gồm: Tỷ lệ tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người; Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tiêu hao năng lượng tính trên tổng sản phẩm trong nước bình quân; Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trên tổng sản phẩm trong nước năm cuối kỳ; Tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý vẫn chưa có số liệu báo cáo. Ngoài ra, thực tế phát triển doanh nghiệp thời gian qua cho thấy, việc đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, đóng góp 50% vào tăng trưởng sẽ là thách thức rất lớn.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, trên cơ sở phát huy các kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2018, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, từ đó biến thành các cơ hội phát triển để tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra trong hai năm 2019 - 2020.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Báo cáo Quốc hội một số nội dung chủ yếu về thẩm tra đánh giá kết quả giữa kỳ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đánh giá giữa kỳ đạt kết quả tích cực và là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Đạt kết quả tích cực trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của 03 năm của giai đoạn 2016-2020 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thường xuyên, đã tăng cường công tác đối thoại, kiểm tra, đôn đốc. Đánh giá sơ bộ việc thực hiện

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn