Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về nguyên tắc, thứ tự ưu tiên trong sử dụng nguồn vốn dự phòng.
ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN TRONG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN DỰ PHÒNG CHUNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020
ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN TRONG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN DỰ PHÒNG CHUNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về nguyên tắc, thứ tự ưu tiên trong sử dụng nguồn vốn dự phòng.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-ngân sách báo cáo trước Quốc hội

Về nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên trong sử dụng nguồn vốn dự phòng, Ủy ban Tài chính-Ngân sách tán thành với đề xuất của Chính phủ bố trí cho thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố các quy hoạch chung của quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch. Cụ thể: Về đề nghị ưu tiên bố trí: “Bổ sung vốn cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển”: Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, việc cân đối nguồn lực cho mục đích phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai là cần thiết. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, cần bố trí vốn từ nguồn còn lại của các dự án quan trọng quốc gia chưa sử dụng để phân bổ cho mục tiêu này; giao Chính phủ xây dựng phương án phân bổ, danh mục dự án cụ thể, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Về đề nghị ưu tiên: “Bổ sung để thanh toán các khoản nợ đến hạn, quá hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương đối với các ngân hàng chính sách, dự án đầu tư theo hình thức BT theo đúng các quy định hiện hành và cam kết hợp đồng”: Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị chỉ sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới xem xét phân bổ vốn. Đối với các khoản nợ thanh toán của dự án BT, đề nghị Chính phủ giải trình rõ về các dự án BT được ưu tiên sử dụng dự phòng, báo cáo rõ danh mục, số vốn ngân sách dự kiến phải chi trả để Quốc hội xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ đề nghị sử dụng số vốn không bố trí cho dự án Chống ngập TP. Hồ Chí Minh để thanh toán các khoản nợ đến hạn, quá hạn đối với các ngân hàng chính sách, dự án BT, thực hiện một số dự án, Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị sử dụng số vốn này cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý sạt lở, phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi cả nước như đã nêu trên. Ngoài ra, đối với đề nghị: Bổ sung vốn thực hiện nhiệm vụ cho vay nhà ở xã hội đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định”, Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị Chính phủ tổng kết, báo cáo hiệu quả của chương trình trước khi đề xuất tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp đang là vấn đề bức xúc; đề nghị nghiên cứu, đề xuất phương án.

Về điều chỉnh và giao kế hoạch vốn trung hạn cho các huyện nghèo mới bổ sung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Ủy ban Tài chính-Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng số tiền còn lại chưa phân bổ của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và hỗ trợ 6 địa phương có 8 huyện thoát nghèo với số vốn tương ứng bằng số vốn dự kiến điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Ủy ban Tài chính- Ngân sách đồng ý với đề xuất của Chính phủ về bổ sung dự toán năm 2018 cho ngân hàng nhà nước và một số địa phương, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Về các dự án thuộc tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An đầu tư theo hình thức PPP, Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, việc hình thành một tuyến đường ven biển mang ý nghĩa kết nối, liên thông là cần thiết, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, có phương án, giải pháp cụ thể, khả thi, phù hợp với nguồn lực ngân sách Trung ương, có sự cam kết sử dụng ngân sách của địa phương, kết hợp với các hình thức đầu tư khác, bảo đảm cân đối được nguồn lực, phân kỳ đầu tư, kết hợp hài hòa giữa giải quyết những dự án cấp thiết và tính tổng thể, hợp lý, công bằng đối với các địa phương ven biển.


Toàn cảnh buổi làm việc

Về bổ sung các dự án mới trong kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020, theo Ủy ban Tài chính- Ngân sách, nên ưu tiên cho các dự án đã có trong danh mục; trường hợp bố trí cho các dự án mới, chỉ tập trung cho những dự án cấp bách, có tính kết nối vùng, miền, các dự án phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng ý việc phân bổ cho Dự án Cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an và Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức ngã ba Huế (Đà Nẵng).

Đối với việc điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài, đa số các ý kiến của Thường trực Ủy ban cho rằng, việc bố trí vốn để triển khai các dự án ODA đã được ký kết là cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực, đảm bảo cam kết với nhà tài trợ. Tuy nhiên nếu bổ sung như đề xuất của Chính phủ sẽ vượt mức trần của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Do vậy, đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung kế hoạch vốn cho các dự án sử dụng vốn ODA trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu giữa nguồn vốn ODA và vay trong nước qua phát hành TPCP trong phạm vi không vượt hạn mức nhưng đúng thời hạn “tốt nghiệp ODA” để đảm bảo có lãi suất hợp lý nhất, giữ chỉ tiêu an toàn nợ công và bội chi. Bên cạnh đó, Chính phủ đề nghị chuyển từ vay lại sang Nhà nước đầu tư trực tiếp của một số dự án. Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, theo quy định tại Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội thì không được phép chuyển thành vốn cấp phát. Tuy nhiên các Nghị quyết này được ban hành trước thời điểm những dự án này phát sinh. Do đó, đề nghị sau khi có kết luận của Bộ Chính trị thì tiếp tục xử lý.

Trên cơ sở thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ, đa số ý kiến trong Ủy ban cho rằng, trong lúc cân đối ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều dự án thiếu vốn, nếu không được sử dụng kịp thời nguồn dự phòng chung thì rất nhiều dự án sẽ bị đình trệ, dẫn tới lãng phí, nhiều dự án cấp bách sẽ không được triển khai. Do đó, căn cứ vào nhu cầu cấp thiết về vốn cho các dự án hiện nay; căn cứ vào khả năng cân đối vốn thực tế theo Báo cáo của Chính phủ; căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 2133/TTKQH-TCNS về việc phải khẩn trương xây dựng phương án phân bổ dự phòng trong năm 2018, Ủy ban Tài chính-Ngân sách trình Quốc hội xem xét, quyết định cho phép sử dụng nguồn dự phòng chung này.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về nguyên tắc, thứ tự ưu tiên trong sử dụng nguồn vốn dự phòng. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-ngân sách báo cáo trước Quốc hội Về nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên trong sử dụng nguồn vốn dự phòng, Ủy ban Tài chính-Ngân sách tán thành với đề xuất của Chính phủ bố trí cho thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố các quy hoạch chung của quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch. Cụ thể: Về đề nghị ưu tiên bố trí: “Bổ sung vốn cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện các dự án phòng, chống sạt lở b

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn