Đầu giờ chiều ngày 01/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14.
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIẾP TỤC CHẤT VẤN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUỐC KẾ, DÂN SINH
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIẾP TỤC CHẤT VẤN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUỐC KẾ, DÂN SINH

Đầu giờ chiều ngày 01/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14.

Thời gian còn lại buổi chất vấn và trả lời chất vấn dành cho các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các lĩnh vực lao động thương binh và xã hội, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.. tiếp tục nhận được nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội.


Đại biểu Nguyễn Văn Dành chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

Đại biểu Nguyễn Văn Dành, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, đã chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về quản lý thị trường vàng và giải pháp cụ thể huy động nguồn vốn từ thị trường tiền tệ, vàng trong dân để đưa vào sản xuất kinh doanh ra sao?


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trả lời đại biểu về những giải pháp quản lý thị trường vàng

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Chính phủ nhất quán trong việc giữ ổn định vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh để người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh; củng cố niềm tin người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thay vì nắm giữ vàng, ngoại tệ. Lượng tiền gửi Việt Nam đồng khu vực dân cư tăng mạnh 3 năm qua, tiền gửi ngoại tệ giảm. Nguồn lực ngoại tệ đã chuyển hoá sang đồng Việt Nam, minh chứng là dự trữ ngoại hối tăng mạnh và một phần trong số này đến từ việc chuyển hoá ngoại tệ từ nguồn lực trong dân. Nhiều năm trở lại đây Việt Nam đã không tốn ngoại tệ nhập khẩu vàng, thị trường vàng ổn định và không gây bất ổn vĩ mô. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, điều này cho thấy những bước đi của Ngân hàng Nhà nước là đúng hướng, thời gian tới chúng tôi kiên định thực hiện các giải pháp này.

Đánh giá cao thời gian qua ngành lao động thương binh và xã hội đã thực hiện tốt Pháp lệnh người có công với cách mạng, thể hiện rõ quyết tâm của ngành và cá nhân bộ trưởng. Tuy nhiên, đại biểu Mai Thị Kim Nhung, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, nêu thực trạng hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập chưa được giải quyết trên cả ba vấn đề. Xác định đối tượng, thủ tục, quy trình xét công nhận và chế độ người có công. Đặc biệt tình trạng người có công thực chưa được xem xét công nhận, trong khi đó nhiều đối tượng trục lợi chính sách người có công diễn ra phức tạp, gây bất bình trong nhân dân mà nguyên nhân chính chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, chế tài đủ mạnh để điều chỉnh. Đại biểu chất vấn Bộ trưởng, có nên xây dựng Luật Người có công không? Nếu chưa xây dựng được luật thì cần phải sửa đổi Pháp lệnh người có công như thế nào để sớm khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện nay?


Đại biểu Mai Thị Kim Nhung, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định thời gian qua việc công nhận người có công đang được tiến hành theo quy định, đặc biệt đang đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ tồn đọng cho người có công và đạt được kết quả nhất định. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh nhìn tổng thể, thời gian qua chính sách người có công đã được thực hiện nghiêm minh, đúng đủ, kịp thời. Tuy nhiên, chính sách người có công cho thấy còn hiện tượng lợi dụng chính sách và ngành đã chỉ đạo xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Đến nay, các địa phương đã phát hiện và đình chỉ việc thực hiện chính sách hơn 6.500 trường hợp, gồm thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người tham gia kháng chiến, nhiễm chất độc hóa học. Đến tháng 8/2018, kết quả thanh tra tại 7 quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô cho thấy toàn bộ số hồ sơ thương binh được lập trong giai đoạn 2015-2018, với tổng số hơn 66 nghìn hồ sơ, đến nay Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đình chỉ chính sách đối với hơn 2.200 hồ sơ hưởng chính sách không đúng; kiến nghị thu hồi trên 194 tỷ đồng.Thời gian qua Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành, địa phương xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về các chính sách người có công và đã xử lý hành chính đối với các tập thế, cả nhân vi phạm. Cơ quan chức năng, tòa án cũng đã truy tố 49 vụ trong đó có 171 bị cáo, phạt tù 45 người.


Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Quan điểm của Bộ là không ban hành luật về người có công. Thực hiện chỉ thị 14 và chỉ đạo của Thường vụ Quốc hội, Bộ đang tiến hành các quy trình trình thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi toàn diện Pháp lệnh người có công; đồng thời thời gian tới thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác hành vi vi phạm để xem xét xử lý; tổng kết phân loại các hành vi vi phạm để phòng ngừa. Tiếp tục thanh tra số hồ sơ thương binh còn lại giai đoạn 2015 -2018 trên toàn quốc; cùng với các địa phương thanh tra toàn bộ 320 nghìn hồ sơ người tham gia kháng chiến, chất độc hóa học; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, đảm bảo tôn nghiêm của pháp luật.


Đại biểu Ma Thị Thúy chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại biểu Ma Thị Thúy, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, cho biết, trong Báo cáo giám sát việc giải quyết trả lời kiến nghị của cử tri cho thấy năm 2017 số văn bản trái pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành là 5.639 văn bản. Giai đoạn 1995-2015 là 90.000 văn bản trái pháp luật được ban hành. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trong số văn bản trái pháp luật trên thì có bao nhiêu văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, xã hội và của người dân?


Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời đại biểu Ma Thị Thúy, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, Bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra văn bản các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, nhưng không có thẩm quyền xử lý mà chỉ kiến nghị Chính phủ giải quyết. Trong số 5.639 văn bản sai có hơn 1.000 văn bản trái pháp luật trải thẩm quyền ban hành. Năm 2017 có 127 văn bản trái pháp luật về nội dung và thẩm quyền ban hành, trong đó có 124 văn bản có thể gây hậu quả tới tổ chức và cá nhân.

Để giảm số văn bản ban hành trai pháp luật, giải pháp trước mắt được Bộ triển khai là thực hiện đúng chỉ đạo Thủ tướng và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đó là yêu cầu các địa phương khẩn trương tự rà soát các văn bản đã ban hành. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và hiện các đang có kế hoạch đi kiểm tra tại 9 địa phương và 3 bộ, ngành. Về giải pháp lâu dài, Bộ Tư pháp sẽ đề xuất Chính phủ làm rõ trách nhiệm người đứng đầu bộ ngành địa phương khi ban hành văn bản; hạn chế giao ban hành văn bản chi tiết cho các bộ ngành địa phương. Khi phát hiện các văn bản được ban hành trái pháp luật thì Bộ Tư pháp bám sát, đeo bám, giám sát để sửa đổi bổ sung kịp thời./.

Lan Hương - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Đầu giờ chiều ngày 01/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14. Thời gian còn lại buổi chất vấn và trả lời chất vấn dành cho các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các lĩnh vực lao động thương binh và xã hội, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.. tiếp tục nhận được nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Văn Dành chất vấ

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn