Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 13/6, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhiều đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp căn cơ để ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử hiện nay.
Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Văn hóa, TT và DL đưa ra giải pháp để ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử
Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Văn hóa, TT và DL đưa ra giải pháp để ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử
Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 13/6, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhiều đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp căn cơ để ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử hiện nay.


Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng phát biểu tại hội trường Ảnh: Đình Nam

Quan tâm đến vấn đề đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử trong thời gian vừa qua, đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng- tỉnh Vĩnh Long chỉ ra rằng, trong Báo cáo số 119 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khi đánh giá về thực trạng xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử hiện nay có đoạn viết: "Đạo đức nghề nghiệp sa sút cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh, lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng lạc vô cảm có chiều hướng lan rộng, thói dối trá, đạo đức giả, gian lận trong học hành, bằng cấp, các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, chạy danh, chạy lợi, chạy tội, làm ăn phi pháp bất chính còn phổ biến". Nhận định sự xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử là vấn đề đáng lo ngại, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ đến đâu? Bộ sẽ cần phải có giải pháp căn cơ nào, đề xuất gì để khắc phục được thực trạng trên?

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề xây dựng đạo đức, lối sống, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ, đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử là vấn đề rất lớn của đất nước, của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết Trung ương 4 đã nói nhiều về vấn đề này. Nhưng riêng đối với quản lý nhà nước, Nghị quyết Trung ương IX lần thứ 11 ban hành Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong đó đề cập rất đậm đến xây dựng đạo đức, lối sống, nếp sống của con người Việt Nam. Nghị quyết này là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, trình và phải có tổ chức thực hiện cho nên với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ cũng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các đề án để tổ chức thực hiện cụ thể . Do đây là một vấn đề rất lớn và khó nên hiện nay Bộ chỉ mới ban hành một số văn bản như chỉ thị về xây dựng đạo đức trong gia đình, xây dựng và trình Ban Bí thư ban hành chỉ thị về “Tăng cường bồi dưỡng đạo đức, xây dựng lối sống con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”…


Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Nguyệt phát biểu tại hội trường

Chỉ ra rằng những vụ việc liên quan đến đạo đức, lối sống, bạo lực trong đời sống xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng, đại biểu Quốc hội Hoàng Quốc Thưởng- tỉnh Hải Dương nhận định trong những năm gần đây giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bị mai một; đạo đức nghề nghiệp và tất cả các các lĩnh vực bị sa sút; bạo lực học đường, gia đình, nơi công cộng trong hoạt động thể dục, thể thao cũng gia tăng. Bên cạnh đó, việc ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với động vật thiếu tính nhân văn. Từ những nhận định trên về thực tế xã hội, đại biểu Hoàng Quốc Thưởng đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng, trách nhiệm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch đối việc việc đưa ra những chiến lược để giải quyết những thực trạng trên.

Liên quan đến đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử, Đại biểu Quốc hội Hoàng Quốc Thưởng cũng chỉ ra rằng, hiện nay trong các khu, cụm công nghiệp xảy ra một thực trạng người lao động, người công nhân đang thiếu những thiết chế văn hóa, hay nói cách khác hiện tại chúng ta đang thiếu các thiết chế nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp và khu chế xuất. Cụ thể là những người lao động này đang có 6 cái không: không nhà cửa đối với công nhân xa quê; không sách báo, truyền hình; không gia đình; không tình yêu; không thể dục thể thao; không nhà trẻ và trường học. Với thực trạng như trên, đại biểu Hoàng Quốc Thưởng cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của mình trong việc phối hợp liên bộ các ngành liên quan để giải quyết vấn đề này.

Trả lời các câu hỏi của đại biểu Hoàng Quốc Thưởng, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, vấn đề giá trị đạo đức học đường, giữa ứng xử với con người, thiết chế văn hóa các khu công nghiệp đã có quy định trong Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bộ trưởng giải thích, trong Nghị quyết 33 nói rất rộng về nâng cao giá trị đạo đức, lối sống của xã hội, trong đó có học đường. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu để xây dựng các nội dung liên quan đến giá trị văn hóa, ứng xử, lối sống, nếp sống như thế nào, đối với vận động viên, văn nghệ sỹ, người làm du lịch, doanh nghiệp và đối với học sinh, sinh viên như thế nào. Hiện nay Bộ đang đang chỉ đạo để xây dựng cụ thể những vấn đề nói trên.


Bộ trưởng Nguyễn NgọcThiện trả lời chất vấn tại hội trường Ảnh: Đình Nam

Về thiết chế văn hóa các khu công nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, đây là một vấn đề tồn tại lớn. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng như các đồng chí lãnh đạo đã đi kiểm tra tại các khu công nghiệp và thấy đời sống vật chất của công nhân có cải thiện, nhưng đời sống tinh thần rất khó khăn. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhận thức được điều đó. Cách đây không lâu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ký kết các hoạt động, trong đó có những hoạt động liên quan để xây dựng tại các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các thiết chế văn hóa thể thao và du lịch để tạo điều kiện cho công nhân có điều kiện hưởng thụ những giá trị tinh thần và đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1780/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm đến năm 2015 và định hướng năm 2020, Quyết định số 2164/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013- 2020... Có thể nói còn nhiều khó khăn, nhưng Bộ đã có các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay tại các khu công nghiệp và các khu chế xuất trong việc chưa có hoặc còn thiếu các thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch như đại biểu đã nêu.

Liên quan đến vấn đê xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Nguyệt- tỉnh Hưng Yên nhận định, hiện nay hoạt động của giới nghệ sĩ và biểu diễn nghệ thuật đang diễn ra hết sức sôi động, đa dạng và mang tính hội nhập cao. Bên cạnh những nghệ sĩ làm nghề chân chính, lao động cống hiến hết mình cho nghệ thuật thì vẫn còn không ít những người mang danh nghệ sĩ, nhưng lại chưa phân biệt được ranh giới giữa gợi cảm hay phản cảm, giữa cá tính hay chiêu trò, giữa hài hước hay thô tục, giữa nổi tiếng hay tai tiếng, giữa hưởng thụ giá trị cuộc sống hay sống ảo để nhằm mục đích tạo sự chú ý và đánh bóng tên tuổi. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ, phản cảm cho người xem và nguy hiểm hơn là tạo ra lối sống không lành mạnh, sai lệch cho giới trẻ, gây phương hại tới chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như những người làm nghệ thuật chân chính.Tuy nhiên, hiện nay hệ thống hành lang pháp lý của chúng ta chưa theo kịp được sự phát triển của văn học nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn, các hình thức xử lý, xử phạt chưa đủ sức răn đe ngăn chặn, nhiều nghệ sĩ cố tình vi phạm, sẵn sàng chịu phạt để được nổi tiếng hơn và được nhiều người biết đến hơn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ trong việc xử lý vấn đề này như thế nào?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Vũ Thị Nguyệt, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thừa nhận rằng, thời gian vừa qua, trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn còn có nhiều hiện tượng phản cảm liên quan đến các ca sỹ, nghệ sỹ, các hành vi, thái độ, kể cả trang phục... gây phản cảm trong xã hội. Về quản lý nhà nước, vấn đề này đã có Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định về việc xử phạt đối với những hành vi mà đại biểu nêu. Đồng thời đây cũng được coi là một trong những giải pháp về tăng cường công tác giáo dục, đạo đức cho các nghệ sỹ khi tham gia biểu diễn nói trên.
Theo quochoi.vn
Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 13/6, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhiều đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp căn cơ để ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử hiện nay. Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng phát biểu tại hội trường Ảnh: Đình Nam Quan tâm đến vấn đề đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử trong thời gian vừa qua, đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng- tỉnh Vĩnh Long chỉ ra rằng, trong Báo cáo số 119 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khi đánh giá về thực trạng xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử hiện nay có đoạn viết: "Đạo đức nghề nghiệp sa sút cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh, lối sống í

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn