Đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông

Sáng 14-6, với đa số đại biểu tán thành (84,30%), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông
Đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông

Sáng 14-6, với đa số đại biểu tán thành (84,30%), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông

Đáng chú ý, trước khi thông qua toàn bộ dự án Luật, Quốc hội đã biểu quyết thông qua khoản 6, Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia. Kết quả, có 77,27% tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý với quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”- tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông.

Trước đó, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội hai phương án, trong đó phương án cấm người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là phương án 1. Nhưng các phương án này đều không đạt được trên 50% đại biểu Quốc hội tán thành.

Thông thường, với kết quả xin ý kiến trên thì các khoản quy định sẽ không được thể hiện trong dự thảo. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì việc quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết. Quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và đại biểu Quốc hội, thể hiện quyết tâm của Quốc hội, của Chính phủ trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông.

Đồng thời, theo Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh, trong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan để có các biện pháp, chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông do sử dụng rượu, bia.

“Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội cho bổ sung vào Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm một khoản ghi rõ cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông", Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh nói.

Đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Ảnh: TTXVN.

Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm liên quan đến rượu, bia

Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cũng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là đạo luật mang ý nghĩa xã hội và tính nhân văn cao, với mục tiêu cao nhất cả trước mắt và lâu dài là định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại, góp phần quan trọng nâng cao thể chất, tinh thần, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân.

Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, điều kiện tiên quyết để những đạo luật có tính chất dự phòng, có xử lý nhưng rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục như Luật này có thể đi vào cuộc sống thì khi xây dựng Luật cần có nhận thức xã hội đúng đắn, phát huy được sự tham gia tích cực từ mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, xã hội, đặc biệt là quyết tâm bền bỉ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đây là quá trình lâu dài, với nhiều khó khăn, thách thức, vả lại tuy có Luật nhưng chưa thể có những quy định cụ thể điều chỉnh tất cả mọi hành vi trong xã hội liên quan đến việc phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ ngay sau khi Luật được thông qua cần chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền rộng khắp để mọi người dân, gia đình, cơ quan, tổ chức hiểu rõ và thực hiện đầy đủ, chính xác quy định của Luật, đồng thời khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này và các quy định của Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thủy nội địa và Luật Thương mại được sửa đổi tại Luật này; chú trọng củng cố, nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia và bố trí, huy động đủ nguồn lực cho việc tổ chức thi hành Luật.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm triển khai tốt việc thực hiện pháp luật về an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống bạo lực gia đình..., để ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm liên quan đến rượu, bia. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để xây dựng cơ chế đồng bộ, hữu hiệu trong phòng, chống tác hại của rượu, bia vì sức khỏe của người dân và an toàn của cộng đồng.

PHƯƠNG HẰNG

Theo qdnd.vn

Sáng 14-6, với đa số đại biểu tán thành (84,30%), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông Đáng chú ý, trước khi thông qua toàn bộ dự án Luật, Quốc hội đã biểu quyết thông qua khoản 6, Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia. Kết quả, có 77,27% tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý với quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”- tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông. Trước đó, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình v&ag

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang