Ngày 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, dành nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực nông sản, các đại biểu Quốc hội cho rằng ngành nông nghiệp tăng trưởng trở lại, nhưng vẫn còn tình trạng mất mùa, mất giá tại một số nơi; việc tiêu thụ nông sản còn khá thụ động, tình trạng dư thừa rau củ quả, giải cứu nông sản vẫn diễn ra khiến đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn cần phải sớm khắc phục.
Còn nhiều yếu kém trong quản lý tổ chức sản xuất nông nghiệp
Còn nhiều yếu kém trong quản lý tổ chức sản xuất nông nghiệp

Ngày 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, dành nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực nông sản, các đại biểu Quốc hội cho rằng ngành nông nghiệp tăng trưởng trở lại, nhưng vẫn còn tình trạng mất mùa, mất giá tại một số nơi; việc tiêu thụ nông sản còn khá thụ động, tình trạng dư thừa rau củ quả, giải cứu nông sản vẫn diễn ra khiến đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn cần phải sớm khắc phục.


Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi tại sao chưa bàn cách không giải cứu nông sản

Trước tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đồng Tháp chia sẻ cử tri và người dân cả nước đánh giá rất cao những kết quả tích cực trên và cho rằng đây là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được nên trên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải tập trung thực hiện tháo gỡ trong đó các cuộc giải cứu nông sản gần như năm nào cũng tái diễn, giải cứu thịt heo hơi đến dưa hấu, mía đường, khoai lang, thanh long và gần đây là củ cải, ớt,v.v... khiến hàng vạn nông dân lao đao, thậm chí phá sản. Đại biểu đặt câu hỏi, tại sao chúng ta có nhiều hội nghị, hội thảo bàn cách giải quyết nông sản mà chưa có bàn cách không giải cứu nông sản trong khi, đó mới chính là giải pháp căn cơ lâu dài trong tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Đại biểu Đinh Duy Vượt – tỉnh Gia Lai, cũng chỉ ra thực trạng, tại vùng Tây Nguyên đang phải đối mặt với những khó khăn nhưng đến nay không tự mình giải quyết được. Nguy cơ suy thoái, mất lợi thế vượt trội về sản phẩm chủ lực xuất khẩu trên tỷ USD đang hiện hữu như cà phê, cao su, tiêu, mía, vừa mất mùa vừa mất giá. Dịch bệnh trên cây tiêu xóa tán hàng loạt diện tích vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu đã và đang gây khốn đốn cho người sản xuất, kéo theo nhiều hệ lụy. Vạn hộ trồng mía và trên 1,5 triệu lao động bị ảnh hưởng ngay tức thì khi cam kết thương mại khu vực và quốc tế có hiệu lực, làm cho nông dân trồng mía vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn, nhất là đồng bào các dân tộc. Đại biểu chia sẻ, người trồng mía hiểu điều này nhưng vẫn mong muốn có giải pháp ngắn hạn nào đó để giải cứu.


Đại biểu Đinh Duy Vượt chia sẻ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay

Theo đại biểu Pham Văn Hòa, để không còn câu chuyện nông nghiệp giải cứu, nông nghiệp từ thiện thì cần phải thực hiện hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ chuyện chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Trong đó hướng tới xây dựng chuỗi ngành hàng nông sản. Tuy nhiên, để chuyển được tuy duy như vậy không phải một hai mùa vụ mà có thể triển khai được hoặc tự phát ở nơi riêng lẻ, ở từng địa phương, từng ngành hàng nông sản mà rất cần một hệ thống chính sách hỗ trợ cho công nghệ bảo quản, chế biến, thương mại hóa sản phẩm, kết nối thị trường. Muốn vậy, cần phải đổi mới công tác khuyến nông theo hướng không chỉ hỗ trợ kỹ thuật về tăng sản lượng mà hỗ trợ người sản xuất tiếp cận với thông tin thị trường, công nghệ bảo quản chế biến nông sản và phát triển thị trường.

Đại biểu Trần Thị Hằng - tỉnh Bắc Ninh, thì cho rằng cần sớm tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn là năng suất và chất lượng nông sản. Theo đại biểu Trần Thị Hằng, chúng ta chưa tối ưu hóa được chi phí sản xuất do năng suất thấp, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường về cả chủng loại và chất lượng. Do vậy, theo cần tập trung vào 2 vấn đề. Đó là cần có cơ chế thúc đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa quá trình tích tụ đất đai, đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung chỉ có tích tụ và tập trung đất đai trên nền tảng một tư duy thị trường đúng đắn cùng với các ưu đãi đầy đủ, mạnh về thuế, tín dụng mới có thể tạo đột phá trong nông nghiệp.

Các chính sách hỗ trợ cần có tính đột phá cả về môi trường kinh doanh lẫn nguồn vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao. Điều doanh nghiệp và nông dân cần phải là tối giản hóa thủ tục, dễ tiếp cận chính sách, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm vào các dự án mang tính đặc thù. Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học, phát triển ý tưởng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp 4.0.


Đại biểu Trần Thị Hằng đề xuất giải quyết hai điểm nghẽn trong lĩnh vực nông nghiệp

Giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn thừa nhận những tồn tại mà đại biểu Quốc hội đã nêu, đồng thời chỉ ra năm nhóm nguyên nhân chủ yếu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, tính liên kết trong sản xuất sản phẩm của chúng ta còn yếu, kể cả 3 trục sản phẩm, trục sản phẩm quốc gia, trục sản phẩm cấp tỉnh, trục sản phẩm ở địa phương thì liên kết người sản xuất đến cơ sở chế biến cho đến tổ chức thị trường.

Chế biến cũng đang là một khâu tồn tại phổ biến khi mà chưa tương xứng với sức sản xuất, kể cả một số ngành hàng thế mạnh như chế biến thủy sản, chế biến tôm, chế biến cá tra. Do khâu chế biến của chúng ta yếu dẫn đến có lúc sản phẩm dư thừa do thời vụ hoặc biến động thị trường thế giới.

Quản lý nhà nước nhiều mặt còn bất cập, kể cả quản lý vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, các mặt đầu vào. Bất cập về quản lý nhà nước trong cả quá trình tổ chức sản xuất, kể cả khâu kiểm soát, lưu thông hàng hóa.

Cùng với đó là thị trường xuất khẩu nhưng còn hết sức bấp bênh, chưa ổn định, chưa có thương hiệu, chất lượng hàng hóa, mẫu mã, bao bì chưa tương xứng với tầm vóc chúng ta mở thị trường. Không chỉ thị trường quốc tế mà thị trường trong nước cũng chưa thể phục vụ kịp.

Cuối cùng, huy động nhiều lực lượng doanh nghiệp vào cuộc còn hạn chế do còn những bất cập trong chính sách đất đai, tín dụng. Chúng ta vẫn còn yếu trong thực hiện các chính sách tín dụng, tích tụ đất đai, tạo điều kiện tốt hơn để nhiều doanh nghiệp và khu vực trở thành nòng cốt trong liên kết.


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ ra những yếu kém trong quản lý và tổ chức sản xuất nông nghiệp

Hiện nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp phối hợp với các bộ của Trung ương, các địa phương, phối hợp các thành phần kinh tế để chúng ta tháo gỡ, vừa bằng thể chế, vừa bằng cơ chế, chính sách đặc biệt là cải cách hành chính. Phối hợp liên kết để đưa thêm nhiều thành phần kinh tế vào phát triển khu vực này, kể cả hợp tác quốc tế. Đây là những nội dung mà thời gian tới đưa vào chương trình để tiếp tục khắc phục nhanh từng bước những mặt còn bất cập, đưa sự nghiệp nông nghiệp tiếp tục phát triển.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Ngày 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, dành nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực nông sản, các đại biểu Quốc hội cho rằng ngành nông nghiệp tăng trưởng trở lại, nhưng vẫn còn tình trạng mất mùa, mất giá tại một số nơi; việc tiêu thụ nông sản còn khá thụ động, tình trạng dư thừa rau củ quả, giải cứu nông sản vẫn diễn ra khiến đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn cần phải sớm khắc phục. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi tại sao chưa bàn cách không giải cứu nông sản Trước tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn cùng k

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn