Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trên cơ sở kết quả 9 tháng, dự báo cả năm 2017, chúng ta ước đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 05 chỉ tiêu ước vượt và 08 chỉ tiêu ước đạt kế hoạch.
Chính phủ dự báo đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017
Chính phủ dự báo đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trên cơ sở kết quả 9 tháng, dự báo cả năm 2017, chúng ta ước đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 05 chỉ tiêu ước vượt và 08 chỉ tiêu ước đạt kế hoạch.


Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2017 ước đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội

05 chỉ tiêu ước vượt và 08 chỉ tiêu ước đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Ngày 07/11/2016, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 23/2016/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, trong đó 13 chỉ tiêu chủ yếu đề ra gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP; Tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 57%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có chứng chỉ đạt 22,5%; Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 25,5 giường (không tính giường trạm y tế xã); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 82,2%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 87%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.

Trên cơ sở kết quả 9 tháng, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ: với nỗ lực phấn đấu trong thời gian còn lại, dự báo cả năm 2017, chúng ta đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó:

05 chỉ tiêu ước vượt kế hoạch là: (1) Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu 1,5% (kế hoạch 3,5%); (2) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP 33,42% (kế hoạch 31,5%); (3) Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 14,4% (kế hoạch 6 - 7%); (4) Số giường bệnh trên 1 vạn dân là 25,7 giường (kế hoạch 25,5 giường); (5) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 83% (kế hoạch 82,2%).

08 chỉ tiêu ước đạt kế hoạch là: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,7%; (2) Tốc độ tăng chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; (3) Giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP 1,5%; (4) Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; (5) Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; (6) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 56% (kế hoạch 55 - 57%); (7) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 87%; (8) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.

Báo cáo Chính phủ cho rằng, đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên, chuyển sang công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Việc đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực đã góp phần củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao (Liên Hợp quốc đánh giá Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2017 tăng 20 bậc, lên mức 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ, chỉ số phát triển bền vững (SDG Index) của Việt Nam năm 2017 hạng 68/157, xếp thứ 4 trong các nước ASEAN (Indonesia hạng 100; Philippines hạng 93, Singaprore hạng 61, Thái Lan hạng 55, Malaysia hạng 54.

Từ nay đến cuối năm, chúng ta tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; không chủ quan trong chỉ đạo điều hành, nhất quán mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC; chú trọng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.


Vẫn còn nhiều thách thức trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2017

Theo Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, cả 13 chỉ tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội đều dự kiến đạt và vượt so với kế hoạch, đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự quyết tâm, cố gắng rất lớn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương,cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, góp phần củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội.

Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra rằng, về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP năm 2017 ước thực hiện đạt 6,7% với điều kiện tăng trưởng quý IV đạt mức 7,4%-7,5%. Nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là thách thức lớn do những nhóm yếu tố tạo đà tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2017 gồm tiêu dùng của người dân, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo không còn nhiều dư địa để gia tăng, bên cạnh đó tăng trưởng của ngành nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro còn phụ thuộc vào thời tiết.Ngoài ra, các yếu tố khác như khai khoáng, giải ngân đầu tư công dự báo giảm so với năm 2016, do vậy, Chính phủ cần rà soát, đánh giá các khó khăn và phân tích rõ hơn các yếu tố, nguồn lực để bảo đảm thực sự đạt được mức tăng trưởng 6,7%, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất công nghiệp, nhất là dầu khí và than, huy động nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Về tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu:cần đánh giá cụ thể hơn những yếu tố, mặt hàng có đóng góp tích cực vào xuất khẩu 9 tháng và khả năng thực hiện những tháng cuối năm, nhất là của khối FDI, cũng như xu hướng nhập siêu đang tăng lên do thực thi lộ trình giảm thuế theo các cam kết thương mại quốc tế đã và đang tác động tới nền kinh tế nước ta.

Về tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: đề nghị phân tích rõ hiệu quả đầu tư khi chỉ tiêu này trong năm 2017 lên tới 33,42% GDP, cao hơn so với Nghị quyết (31,5%GDP) và tăng 12,6% so với năm 2016. Đây là mức cao so với nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, một mặt thể hiện tính tích cực nhưng mặt khác thể hiện công tác dự báo chưa chính xác dẫn đến cân đối nguồn lực chưa hợp lý.Trong khi số chuyển nguồn năm 2016 sang 2017 khá lớn; năm 2017 nguồn vốn đầu tư công chậm cả trong khâu phân bổ cũng như giải ngân nhưng tăng trưởng GDP vẫn đạt kế hoạch thì cần phải giám sát chặt chẽ việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong những tháng còn lại nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước cũng như chất lượng dự án, công trình, tránh việc dồn vốn, co kéo giải ngân hết theo kế hoạch năm nhưng không đạt chất lượng, không bảo đảm hiệu quả.


Về một số chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực lao động, giải quyết việc làm, y tế: nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động trẻ, có chuyên môn kỹ thuật vẫn có xu hướng tăng lên đi cùng với hiện tượng thất nghiệp ở độ tuổi 35-40 trong nhiều ngành, nghề do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0; chưa có giải pháp hiệu quả để thực hiện chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động.

Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chậm, chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm (hiện có 242.000 người tham gia). Chưa giải quyết dứt điểm tình trạng chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ trốn, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền lương của người lao động. Tình trạng xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục có xu hướng tăng, một bộ phận người lao động muốn về hưu sớm hoặc về hưu trước năm 2018 để tránh giảm sút về tiền lương hưu do quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến tính bền vững và độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội trong năm nay và các năm tiếp theo. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 83% dân số nhưng cần xem xét tính chính xác và tính ưu việt khi thực tế vừa qua nhiều trường hợp lợi dụng chính sách thông tuyến, khám nhiều lần trong ngày, trong tháng tại các cơ sở y tế; một số địa phương lo vỡ quỹ bảo hiểm y tế do chi trả vượt kế hoạch.

Đối với chỉ tiêu về môi trường, có ý kiến cho rằng cần đánh giá đúng thực chất về chỉ tiêu tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ che phủ rừngtrong bối cảnh xảy ra các vụ việc chặt phá rừng nghiêm trọng ở một số địa phương thời gian vừa qua như Bắc Kạn, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai. Cần xem xét tính đầy đủ, chính xác của các số liệu này và trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương liên quan.

*****



Theo quochoi.vn

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trên cơ sở kết quả 9 tháng, dự báo cả năm 2017, chúng ta ước đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 05 chỉ tiêu ước vượt và 08 chỉ tiêu ước đạt kế hoạch. Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2017 ước đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội 05 chỉ tiêu ước vượt và 08 chỉ tiêu ước đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 Ngày 07/11/2016, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 23/2016/QH14 về Kế hoạch phát triển kin

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn