Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, chiều 22/10, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
CHÍNH PHỦ BÁO CÁO GIỮA KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 100/2015/QH13 PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHÍNH PHỦ BÁO CÁO GIỮA KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 100/2015/QH13 PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, chiều 22/10, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.


Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo trước Quốc hội

Báo cáo về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trong giai đoạn 2016-2018, việc thực hiện 02 chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể:

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới: Cả nước có 3.542 xã (39,7%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Dự kiến đến hết năm 2018 sẽ vượt mục tiêu có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn), tăng 2.010 xã (22,5%) so với cuối năm 2015; Bình quân cả nước đạt 14,33 tiêu chí/xã, tăng 1,37 tiêu chí so với cuối năm 2015; Còn 80 xã dưới 5 tiêu chí , giảm 246 xã so với cuối năm 2015 (Dự kiến đến hết năm 2018 còn dưới 60 xã, hoàn thành mục tiêu phấn đấu năm 2018). Huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Có 55 đơn vị cấp huyện thuộc 28 địa phương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tăng 40 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2015 (Hoàn thành và vượt mục tiêu năm 2018 có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm, đạt vượt so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 100/2015/QH13 là từ 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo bình quân mỗi năm giảm 5,43%/năm, đạt mục tiêu Quốc hội giao. Ước đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 6%, giảm khoảng 1-1,3% so với đầu năm 2018, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 4%. Cùng với việc giảm số hộ nghèo chung giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều cũng có xu hướng giảm mạnh hơn trong tổng số tỷ lệ hộ nghèo chung.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đảm bảo hệ thống khung pháp lý quản lý, điều hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ cấp trung ương đến cấp tỉnh đến nay cơ bản được hoàn thành, là cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Công tác huy động nguồn lực đã được chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch thực hiện chương trình. Hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả trong việc đề xuất các giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương; đồng thời đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ khâu lập kế hoạch, đến khâu tổ chức thực hiện và xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, giám sát, đánh giá các chương trình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động đến tiến độ thực hiện các chương trình, cụ thể:

Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền còn khá lớn; kết quả giảm nghèo chưa thực sự mang tính bền vững, chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp; Một số văn bản quy phạm quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức và đối tượng phân bổ của từng chương trình chậm được ban hành đã dẫn đến sự lúng túng, chậm trễ trong triển khai phân bổ, giao kế hoạch vốn và tổ chức thực hiện ở các địa phương. Tiến độ xây dựng và ban hành các văn bản quản lý, điều hành ở địa phương tuy đã được chú trọng nhưng vẫn còn chậm.


Đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp

Theo Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, công tác thẩm định vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn lúng túng và chậm so với thời gian quy định của Luật đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Việc thực hiện cơ chế đặc thù về đầu tư xây dựng đối với các công trình hạ tầng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP chưa đồng bộ với việc đơn giản hóa trong quy trình chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ công trình, hồ sơ hoàn công, cơ chế thanh, quyết toán dẫn đến khó thực hiện, chưa huy động được hết sự tham gia của người dân; Một số chính sách đặc thù đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng dân tộc thiểu số nên hiệu quả tác động chưa cao.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, công tác tổ chức tuyên truyền chưa có sự kết hợp tốt giữa trung ương và địa phương trong việc khai thác, sử dụng các sản phẩm truyền thông có cùng chủ đề nội dung, phù hợp với yêu cầu của công tác tuyên truyền; còn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng thụ hưởng do đó hiệu quả tuyên truyền chưa cao; Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành. Công tác báo cáo kết quả phân bổ và kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các bộ, ngành, địa phương chưa được đầy đủ, thông tin còn thiếu; Năng lực của bộ phận cán bộ cơ sở, nhất là ở xã miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế nhất là trong khâu tổ chức, triển khai thực hiện. Đội ngũ cán bộ cơ sở không ổn định, thường xuyên thay đổi; chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ này ở cấp huyện, cấp xã chưa được quan tâm đúng mức.

Trên cơ sở chỉ rõ những yếu kém tồn tại, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đã dưa ra những giải pháp cụ thể cho việc thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong thời gian tới. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho hai chương trình mục tiêu quốc gia; mở rộng triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp cho cơ sở, tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của các chương trình; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo ở cấp xã, huyện; Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về nông nghiệp, nông thôn và chính sách giảm nghèo bền vững. Thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; triển khai các mô hình việc làm công gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn; các mô hình hợp tác, liên kết với giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp./.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, chiều 22/10, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo trước Quốc hội Báo cáo về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trong giai đoạn 2016-2018, việc thực hiện 02 chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể: Trong Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới: Cả nước có 3.542 xã (39,7%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Dự kiến đến hết năm 2018

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn