Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 30/10 Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA NGÀNH KIỂM SÁT ĐẠT VÀ VƯỢT CHỈ TIÊU QUỐC HỘI GIAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA NGÀNH KIỂM SÁT ĐẠT VÀ VƯỢT CHỈ TIÊU QUỐC HỘI GIAO

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 30/10 Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.


Toàn cảnh phiên họp ngày 30/10/2018

Ông Lê Minh Trí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội không có nghị quyết riêng giám sát chuyên đề và chất vấn đối với Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, trong các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, đều yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện nghị quyết; riêng trong Nghị quyết số 55/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã yêu cầu “Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng điều tra, kiểm sát điều tra và truy tố để hạn chế mức thấp nhất việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nhất là đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng”.

Ngoài nội dung trong các nghị quyết của Quốc hội, trong kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận được 18 chất vấn của Đại biểu Quốc hội, nội dung chất vấn tập trung vào việc giải quyết các vụ, việc cụ thể. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; khẩn trương chỉ đạo giải quyết các vụ việc. Theo đó, ngành Kiểm sát đã thực hiện nghiêm, hoàn thành, đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao.

Quán triệt, thực hiện nghiêm yêu cầu Nghị quyết số 55/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội “Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng điều tra, kiểm sát điều tra và truy tố để hạn chế mức thấp nhất việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nhất là đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng”, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo toàn Ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện nghiêm các quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm; hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.


Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết ngành kiểm sát thực hiện vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu trong các nghị quyết của Quốc hội giao.

Từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quán triệt, chỉ đạo toàn ngành thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn; khẩn trương báo cáo, giải trình, đồng thời chỉ đạo giải quyết kịp thời, nghiêm minh các vụ, việc theo đúng quy định của pháp luật; nghiêm túc tiếp thu những chất vấn, kiến nghị của các Ủy ban thuộc Quốc hội và Đại biểu Quốc hội đối với công tác chung của Ngành, đề ra các giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát. Đồng thời, cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với những tồn tại, hạn chế của Ngành. Thông qua thực hiện nghị quyết giám sát của Quốc hội, các chất vấn của Đại biểu Quốc hội và kiến nghị của các ủy ban của Quốc hội, đã góp phần quan trọng giúp cho Ngành hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ngành Kiểm sát cũng thực hiện vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu trong các nghị quyết của Quốc hội, các chỉ tiêu đạt được năm sau tốt hơn năm trước; trách nhiệm công tố có chuyển biến rõ nét; đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đồng tình ủng hộ, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa trong xã hội, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Những vụ, việc oan, sai giảm dần theo các năm, việc bỏ lọt tội phạm từng bước được hạn chế; vai trò của hoạt động kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ngày càng được khẳng định, góp phần quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, dân sự được nâng cao về chất lượng và tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng hiệu quả hơn; đã khẩn trương triển khai thi hành và thực hiện tốt các nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo quy định mới của các đạo luật; kịp thời phát hiện nhiều vi phạm pháp luật xảy ra trong hoạt động tư pháp, yêu cầu các cơ quan hữu quan khắc phục, phòng ngừa vi phạm; hiệu lực các kháng nghị, kiến nghị được nâng lên, số lượng và chất lượng vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, góp phần quan trọng tăng cường pháp chế trong hoạt động tư pháp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng, thực hiện nghiêm minh.


Chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố của ngành Kiểm sát tiếp tục được nâng lên, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao; các trường hợp oan, sai giảm dần. Nổi bật là: Trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra tiếp tục được tăng cường; đã kiểm sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; tăng cường yêu cầu xác minh giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, theo đó số vụ Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự tăng qua từng năm: Năm 2016 tăng 4,1%; năm 2017 tăng 24,8%; 10 tháng năm 2018 tăng 40,1%. Các trường hợp quá hạn giải quyết giảm dần: năm 2016 giảm 3,8%; năm 2017 giảm 3,78%; 10 tháng năm 2018 giảm 2,72%.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế của ngành kiểm sát thời gian qua. Đó là trách nhiệm thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra đối với một số vụ án chưa tốt, có trường hợp phải đình chỉ do bị can không phạm tội; các vụ án về tham nhũng, kinh tế, việc giải quyết còn kéo dài, tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với loại án này còn cao; vẫn có trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội. Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đáp ứng yêu cầu của Quốc hội đặt ra.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một số lãnh đạo, công chức, Kiểm sát viên của một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan tư pháp với Viện kiểm sát ở một số nơi chưa chặt chẽ, kịp thời. Nhiều quy định mới của pháp luật chậm được hướng dẫn. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhất là các vụ án do các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương giải quyết…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ trong tâm, nhằm quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp; thực hiện tốt phương châm “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Chất lượng, hiệu quả”. Đặc biệt, là thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm; tập trung tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt điều tra theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nâng cao các chỉ tiêu nghiệp vụ, đặc biệt là chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội. Tập trung giải quyết tốt các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính các cấp theo dõi, đôn đốc; khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm./.

Lan Hương - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 30/10 Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Toàn cảnh phiên họp ngày 30/10/2018 Ông Lê Minh Trí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội không có nghị quyết riêng giám sát chuyên đề và chất vấn đối với Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, trong các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, đều yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm v

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn