Chấn chỉnh tour du lịch không đồng và quản lý tiền công đức

Chiều 5-6, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.
Chấn chỉnh tour du lịch không đồng và quản lý tiền công đức
Chấn chỉnh tour du lịch không đồng và quản lý tiền công đức

Chiều 5-6, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.

Tại phiên chất vấn, việc tổ chức lễ hội rầm rộ với các biểu hiện mê tín dị đoan hay tính minh bạch trong thu chi tiền công đức; việc chấn chỉnh các tour du lịch không đồng... là những nội dung được nhiều đại biểu gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện.

Chấn chỉnh tour du lịch không đồng và quản lý tiền công đức
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn các đại biểu.

Mức phạt 5 triệu đồng với hành vi vi phạm tại chùa Ba Vàng có nhẹ?

Liên quan đến sai phạm "thỉnh vong" ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) thẳng thắn cho rằng việc bà Phạm Thị Yến, người tuyên truyền về "thỉnh vong", kêu gọi phật tử đến chùa "giải oan" bị phạt 5 triệu đồng là "quá nhẹ". Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để chống tái diễn vi phạm tại Chùa Ba Vàng và các cơ sở tâm linh khác.

Chấn chỉnh tour du lịch không đồng và quản lý tiền công đức
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) chất vấn.

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng nêu rõ, “sự việc xảy ra ở chùa Ba Vàng là việc làm vừa vi phạm luật pháp vừa ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và văn hóa cần lên án và xử lý. Về việc xử lý, chính quyền địa phương, UBND thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phạm Thị Yến với mức phạt là 5 triệu đồng, đây là mức phạt cao nhất trong Nghị định 158.

“Thực ra mức 5 triệu đồng là rất nhỏ nhưng tôi nghĩ có phạt đến 100 triệu thì cũng chưa thể được”, Bộ trưởng nói và cho rằng, “tiền một phần, nhưng phải tăng xử phạt và làm thế nào để lên án, phê phán hành vi phản văn hóa, phi đạo đức; phải kết hợp cả hai việc vừa xử phạt, vừa dư luận xã hội sẽ tốt hơn.

Chưa có quy định pháp luật về thu - chi tiền công đức

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) nêu vấn đề về việc một số công trình tâm linh đặt quá nhiều thùng tiền công đức, "vậy việc sử dụng số tiền công đức này như thế nào?"

Cũng theo đại biểu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quy định mỗi di tích không quá 3 hòm công đức tại 3 ban thờ chính. Bộ khẳng định đã bố trí sắp xếp hệ thống hòm công đức, nơi đặt lễ tiền lễ theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều điểm du lịch tâm linh đặt hòm công đức dày đặc, người cúng thuê, tạo nên tình trạng thương mại hóa đời sống tâm linh...

Chấn chỉnh tour du lịch không đồng và quản lý tiền công đức
Toàn cảnh phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chiều 5-6. Ảnh: Quốc hội.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời, chưa có quản lý nhà nước đối với vấn đề này, cụ thể, hiện chưa có văn bản pháp luật quy định về thu - chi tiền công đức; chỉ có thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền công đức "phải đúng mục đích, công khai, minh bạch”.

Cuối năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 110 về quản lý, tổ chức lễ hội, trong đó giao Bộ Tài chính hướng dẫn thu - chi tiền công đức; Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng thông tư hướng dẫn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra khuyến cáo đặt tối đa 3 thùng công đức tại mỗi khu di tích, cơ sở tâm linh. “Tuy nhiên, với góp ý của đại biểu và căn cứ thực tiễn, Bộ sẽ đề xuất việc đặt thùng công đức tại các khu di tích như thế nào để "bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa", Bộ trưởng khẳng định.

Kiên quyết chống các tour du lịch không đồng

Đề cập đến các tour du lịch không đồng, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho rằng đây đang là vấn nạn của nước ta, hệ lụy là các công ty giao dịch bằng ngoại tệ, hệ thống khép kín từ nhà hàng, khách sạn, vận tải ra nước ngoài núp bóng điều hành dẫn đến thất thu thuế, lợi nhuận thì ở lại nước ngoài còn chúng ta thì phải gánh chịu chi phí bảo vệ mô trường, an ninh, trật tự. Đối với du khách, do bị cắt giảm thời gian nghỉ tại khách sạn, ăn những bữa ăn rẻ tiền, khách du lịch còn bị đưa vào những cửa hàng mua sắm với giá cao gấp nhiều lần thị trường. Sau khi biết bị lừa, nhiều khách đã lên mạng nói xấu người Việt Nam, khiến hình ảnh du lịch Việt Nam xấu xí... Đại biểu hỏi Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện về những giải pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng này.

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, đây là vấn đề mà ngành du lịch đã nhiều lần đưa ra giải pháp để xử lý. Bản chất của tour không đồng là có nhiều tiêu cực, như cắt chương trình, đưa khách vào khu mua sắm giá cao, những cửa hàng bán sản phẩm có thể là nguồn bù đắp cho tour...

Bộ trưởng khẳng định đã phối hợp với ngành công an, công thương và đặc biệt là chính quyền địa phương để cùng vào cuộc xử lý. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh kiên quyết chống các tour du lịch không đồng với giải pháp phải đồng bộ, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường tuyên truyền để khách du lịch hiểu được những tiêu cực khi tham gia tour không đồng. Đồng thời, Bộ sẽ tổ chức thanh kiểm tra, xử lý công ty, hướng dẫn viên có vi phạm và tích cực phối hợp với các cấp các ngành địa phương để xử lý tận gốc tình trạng này.

THẢO NGUYÊN

Theo qdnd.vn

Chiều 5-6, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Tại phiên chất vấn, việc tổ chức lễ hội rầm rộ với các biểu hiện mê tín dị đoan hay tính minh bạch trong thu chi tiền công đức; việc chấn chỉnh các tour du lịch không đồng... là những nội dung được nhiều đại biểu gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn các đại biểu. Mức phạt 5 triệu đồng với hành vi vi phạm tại chùa Ba Vàng có nhẹ? Liên quan đến sai phạm "thỉnh vong

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang