Thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 trong khuôn khổ kỳ họp thứ Năm Quốc hội khóa XIV, tại phiên họp toàn thể ngày 25/5, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là một sự lãng phí lớn, vì vậy cần phải tìm ra nguyên nhân căn cơ và có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công là lãng phí lớn
Chậm giải ngân vốn đầu tư công là lãng phí lớn

Thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 trong khuôn khổ kỳ họp thứ Năm Quốc hội khóa XIV, tại phiên họp toàn thể ngày 25/5, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là một sự lãng phí lớn, vì vậy cần phải tìm ra nguyên nhân căn cơ và có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này.


Toàn cảnh phiên thảo luận toàn thể sáng ngày 25/5

Theo báo cáo của Chính phủ, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước (chưa bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) năm 2017 đạt 277,267 nghìn tỷ đồng, bằng 86,8% kế hoạch (năm 2016 đạt 91,1% kế hoạch); vốn trái phiếu Chính phủ đạt 14,827 nghìn tỷ đồng, bằng 45% kế hoạch. Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài ký kết trong năm 2017 đạt 3,69 tỷ USD (năm 2016 là 5,55 tỷ USD), giải ngân năm 2017 đạt khoảng 3,6 tỷ USD, gần tương đương mức giải ngân năm 2016.

Những tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước ước thực hiện đạt 70.942 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ tăng 4,4%); tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đã có bước cải thiện, tuy nhiên tính chung 4 tháng đầu năm ước giải ngân đạt 16,3% dự toán vẫn thấp hơn cùng kỳ (cùng kỳ đạt 22,3% dự toán). Nguyên nhân được Chính phủ đưa ra là chủ yếu do trong tháng một, các bộ, ngành và địa phương tập trung giải ngân nốt phần vốn của năm 2017 và ảnh hưởng của Tết Nguyên đán trong tháng hai.


Đại biểu Đinh Duy Vượt cho rằng chậm giải ngân vốn đầu tư công là lãng phí lớn

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Vũ Tiến Lộc – Thái Bình chỉ ra nghịch lý: trong khi Chính phủ và các bộ, ngành đang ra sức tìm các biện pháp để tăng huy động vốn thì tốc độ giải ngân đầu tư công lại ngày càng chậm. Theo đại biểu Đinh Duy Vượt - Gia Lai, đây là lãng phí lớn, vừa đội vốn vừa chậm phát huy hiệu quả các công trình, tăng nợ công. Đây là căn bệnh kinh niên, nhiều kỳ họp đã nêu nhưng chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu, chưa có cơ quan, người đứng đầu chịu trách nhiệm.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân – TP.Cần Thơ cho rằng, việc chậm giải ngân vốn đầu tư cơ bản chắc chắn tác động đến tiến độ dự án công trình trọng điểm quốc gia, như sân bay Long Thành, đường cao tốc phía Đông, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ v.v...khó hoàn thành đúng kế hoạch mà hậu quả có thể làm tăng chi phí đầu tư sẽ tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu cũng cho rằng lý giải của Chính phủ về chậm giải ngân của đầu năm 2018 là do các bộ, ngành tập trung giải ngân vốn năm 2017 và ảnh hưởng có Tết Nguyên đán là không thuyết phục. Vì vậy, đề nghị Chính phủ phân tích căn cơ nguyên nhân, giải pháp hợp lý để đẩy mạnh tốc độ giải ngân, tránh lặp lại trong những năm tiếp theo nhằm hoàn thành các công trình dự án đầu tư đúng kế hoạch.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai – TP.Hà Nội chia sẻ trăn trở, những năm gần đây có những thời điểm giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản rất khó khăn. Cụ thể vốn trái phiếu Chính phủ năm 2017 thì chỉ giải ngân được trên 40%. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, một trong những nguyên nhân của thực trang trên là do Luật Đầu tư công cho phép kéo dài thời hạn giải ngân, thậm chí trong cả giai đoạn 5 năm. Vì vậy, đây là vấn đề cần phải sửa đổi trong Luật Đầu tư công thời gian tới.


Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân đề nghị tìm rõ nguyên nhân của tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công hiện nay

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Nghệ An cho rằng tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trái phiếu Chính phủ chậm là do tổ chức thực hiện còn yếu kém kéo dài từ nhiều năm chưa được khắc phục. Vì vậy cần quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các bộ, ngành, địa phương để xảy ra tình trạng này.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu phát biểu trước đó, đại biểu Bùi Thanh Tùng – TP.Hải Phòng cho rằng vấn đề chất lượng và đầu tư công, vấn đề giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ, ODA, nợ đọng xây dựng cơ bản và mức chuyển nguồn là những nội dung cần được tập trung quan tâm. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công, đảm bảo phù hợp, kiểm soát chặt chẽ được về pháp luật nhưng cũng giảm bớt được các thủ tục rườm rà nhằm tăng quyền chủ động cho các địa phương, khắc phục những vướng mắc trong giải ngân nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.

Giải trình thêm về vấn đề này ngay trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn thừa nhận, tốc độ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn, đầu tư ngân sách nhà nước của 4 tháng đầu năm 2018 vẫn đang còn ở mức thấp. Mặc dù Thủ tướng đã thực hiện giao kế hoạch vốn ngay từ đầu năm, đến nay 4 tháng thì giải ngân mới đạt 16,3%, thấp hơn so với cùng kỳ là 22,3%.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, bên cạnh những nguyên nhân khách quan về những quy định pháp lý, quy trình thủ tục, yếu tố thời vụ thấp vào đầu năm, cao vào cuối năm thì nguyên nhân chủ quan rất lớn. Nhiều đơn vị trung ương và địa phương chưa thực sự quyết liệt trong công tác triển khai, từ khâu giao kế hoạch chi tiết hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, giải phóng mặt bằng đến khâu thanh toán giải ngân vốn đầu tư công.

Giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt đối với việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và trong đó thì tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết số 70 của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo và đã trực tiếp kiểm tra, rà soát tình hình giải ngân tại các đơn vị Trung ương, địa phương và có kế hoạch vốn đầu tư công lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn chậm, để tìm ra những nguyên nhân cốt lõi tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Bên cạnh những việc khẩn trương hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ cũng đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với một số đơn vị giải ngân chậm cũng như kiên quyết thu hồi số vốn đã giao nhưng không triển khai thực hiện, công khai kết quả giải ngân của các đơn vị, bộ, ngành, địa phương để theo dõi giám sát.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 trong khuôn khổ kỳ họp thứ Năm Quốc hội khóa XIV, tại phiên họp toàn thể ngày 25/5, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là một sự lãng phí lớn, vì vậy cần phải tìm ra nguyên nhân căn cơ và có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này. Toàn cảnh phiên thảo luận toàn thể sáng ngày 25/5 Theo báo cáo của Chính phủ, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước (chưa bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) năm 2017 đạt 277,267 nghìn tỷ đồng, bằng 86,8% kế hoạch (năm 2016 đạt 91,1% kế hoạch); vốn tr&aacute

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn