Sáng 24/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội có phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nội dung về hình thức tố cáo quy định trong dự thảo Luật được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
Cân nhắc khi mở rộng hình thức tố cáo trong Luật Tố cáo(sửa đổi)
Cân nhắc khi mở rộng hình thức tố cáo trong Luật Tố cáo(sửa đổi)

Sáng 24/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội có phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nội dung về hình thức tố cáo quy định trong dự thảo Luật được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.


Toàn cảnh Phiên thảo luận về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi)

Theo Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có 02 loại ý kiến về hình thức tố cáo như sau: Loại ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại bởi hiện nay, việc chuyển tải thông tin thông qua các hình thức điện tử, viễn thông đã hết sức phổ biến. Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục quy định 02 hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.


Đại biểu Quốc hội Võ Đình Tín tỉnh Đăk Nông phát biểu tại hội trường

Quan tâm đến vấn đề hình thức tố cáo trong phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Võ Đình Tín tỉnh Đăk Nông phân tích, trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay thì việc sử dụng mạng xã hội email, bản fax để tố cáo, phản ánh, cung cấp thông tin những hành vi vi phạm pháp luật rất thuận tiện cho người dân. Tuy nhiên, nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét và việc xác minh trách nhiệm của những người tố cáo sai sự thật. Nếu tố cáo đã được thực hiện thông qua thư điện tử, bản fax, điện thoại thì trong nhiều trường hợp khó xác định được người tố cáo là ai, đồng thời cũng có thể tạo ra kẽ hở để một số người lợi dụng quyền tố cáo để vu cáo, vu khống, xúc phạm danh dự của người khác.Hơn nữa, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ rất phức tạp cần phải được tiếp nhận và xử lý chặt chẽ. Việc mở rộng các hình thức tố cáo cũng cần các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật để xác minh kết luận đối với đơn tố cáo. Trong bối cảnh hiện nay việc mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại rất khó có thể khả thi. Vì vậy, đại biểu Quốc hội Võ Đình Tín đề nghị không mở rộng hình thức tố cáo mà giữ nguyên quy định của Luật Tố cáo hiện hành.

Tán thành quan điểm của đại biểu Quốc hội Võ Đình Tín, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Thủy tỉnh Hậu Giang đánh giá, hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về hình thức tố cáo, có quan điểm cho rằng nên giữ như dự thảo luật và cũng có quan điểm cho rằng nên giữ như luật hiện hành là tiếp tục chấp nhận bằng hình thức tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Tuy nhiên, nếu chúng ta mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại v.v...có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo những cũng rất nhiều trường hợp lợi dụng các hình thức này hay hình thức khác để gây rối hay tố cáo sai sự thật. Xác định mở rộng các hình thức tố cáo thì chúng ta cũng phải có biện pháp ngăn ngừa lợi dụng quyền tố cáo để gây rối hay gây khó khăn, phức tạp cho cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, so sánh giữa việc mở rộng hình thức tố cáo theo như dự thảo Luật và việc giữ như hình thức tố cáo theo luật hiện hành, đại biểu đề nghị nên giữ như luật hiện hành.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu tỉnh Nghệ An đưa ra quan điểm

Nhìn vấn đề ở khía cạnh khác, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu tỉnh Nghệ An cho rằng nên mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại. Theo đại biểu, cách đây 13 năm, Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 quy định tại khoản 1 Điều 65 quy định như sau: "Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức tố cáo khác theo quy định của pháp luật". 13 năm rồi, Quốc hội đã chấp nhận vấn đề này mà công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vậy tại sao bây giờ ta lại bỏ đi? Hơn nữa, tố cáo là một quyền hiến định. Chúng ta tạo điều kiện cho công dân tố cáo và có trách nhiệm trả lời đầy đủ vấn đề tố cáo đó. Nếu bỏ đi nội dung này thì sẽ mất đi một kênh thông tin rất quan trọng. Bảo lưu quan điểm của mình, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu đưa ra ví dụ phân tích: nếu một người tố cáo qua điện thoại rất rõ ràng, chúng ta ghi lại sau đó điện thoại kiểm tra lại họ nói có đúng hay không và hẹn người tố cáo đúng thời gian, địa điểm để xác minh cụ thể. Hàng ngày lực lượng cảnh sát 113 vẫn nhận được rất nhiều thông tin, trong đó thông tin nào chính xác, thông tin nào không chính xác lọc được rất nhanh qua công nghệ lọc. Do đó, không thể nói rằng tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại khó nên chúng ta không làm.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Sáng 24/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội có phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nội dung về hình thức tố cáo quy định trong dự thảo Luật được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến. Toàn cảnh Phiên thảo luận về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) Theo Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có 02 loại ý kiến về hình thức tố cáo như sau: Loại ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại bởi hiện nay, việc chuyển tải thông tin thông qua các hình thức điện tử, viễn thông đã hết sức phổ biến. Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục quy định 02 hình thức tố cáo như Luật hiện hành

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn