Ngày 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề về sản xuất nông nghiệp được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
CẦN ĐỊNH HƯỚNG CHO NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CẦN ĐỊNH HƯỚNG CHO NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ngày 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề về sản xuất nông nghiệp được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.


Toàn cảnh phiên họp

Kinh tế- xã hội đất nước có nhiều khởi sắc

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đặc biệt là báo cáo riêng đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, báo cáo đã đánh giá khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đặc biệt không né tránh những yếu kém, hạn chế, bất cập trong chỉ đạo quản lý và điều hành.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry – tỉnh Bạc Liêu, cho rằng, trong nửa nhiệm kỳ qua, tuy tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức, việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ vừa phải tập trung cho thúc đẩy tăng trưởng, vừa phải khắc phục những yếu kém của nền kinh tế như nợ xấu, nợ công, lạm phát, ô nhiễm môi trường... Nhưng các chỉ tiêu đạt được khá toàn diện trên 3 lĩnh vực, về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều đạt cao so với cùng kỳ. Bày tỏ ấn tượng với nhiều con số trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội, nữ đại biểu cho rằng nền kinh tế của Việt Nam chúng ta có nhiều nét khởi sắc: chỉ số tăng trưởng là 6,89%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; hiệu quả đầu tư, chỉ số ICO giai đoạn 2016 - 2018 là 6,32%, mặc dù còn cao hơn so với một số các nước trong khu vực nhưng đã thấp hơn so với giai đoạn trước; cơ cấu nguồn thu ngân sách theo tính bền vững hơn; thu nội địa chiếm gần 82% trong tổng thu cân đối ngân sách. Đây là sự nỗ lực rất lớn của bộ, ngành, của Chính phủ cũng như trong toàn hệ thống chính trị.

Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Trần Trí Quang – tỉnh Đồng Tháp, cũng nhận định, những thành quả vượt trội về kinh tế - xã hội mà nước ta đã đạt được trong năm 2018 đã tạo được niềm tin sâu sắc trong xã hội. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Đặc biệt khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,6%, đóng góp 8,8 mức tăng trưởng chung đã khẳng định cơ cấu nông nghiệp nông thôn đã dịch chuyển đúng hướng. Tạo dựng nền tảng vững chắc cho cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định ngày càng vững chắc. Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt được nhiều kết quả quan trọng. An ninh chính trị, trật tự an toàn được đảm bảo. Nhiều hiệp định song phương, đa phương diễn ra và các nước ký kết mở ra triển vọng với nhiều thị trường rộng lớn. Nhân dân, cử tri đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương trong thời gian qua.

Cần định hướng cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra đối với kinh tế- xã hội nước ta trong thời gian tới. Cụ thể, chất lượng tăng trưởng ít được cải thiện, nền kinh tế dựa vào vốn, tài nguyên, sức lao động, đầu tư nước ngoài. Nền nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công. Sản xuất nông nghiệp chưa phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Nền nông nghiệp còn chịu nhiều rủi ro về thị trường, dễ bị tổn thương. Nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động giá rẻ, chế biến thô là phổ biến. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chưa thật sự lan tỏa trong nền kinh tế. Những hạn chế đó không chỉ đánh mất lợi thế mà đang hình thành những yếu tố bất lợi trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và trước cuộc cạnh tranh thương mại, bảo hộ mậu dịch diễn biến khó lường.


Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên họp

Để khắc phục hạn chế của năm 2018, ngoài các giải pháp mà Chính phủ đưa ra, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn về thể chế, về nguồn lực, cơ sở hạ tầng trong tái cơ cấu nông nghiệp, như việc sửa đổi chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất. Việc chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, trồng cây ăn trái mang hiệu quả nhiều hơn. Bên cạnh đó, đề nghị các bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể và quyết liệt hơn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Cung cấp thông tin làm rõ một số vấn đề về nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, tái cơ cấu nông nghiệp qua tổng kết 5 năm cho thấy, cơ cấu lại ngành đang đi đúng hướng, sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng; nông sản đã xuất khẩu đi 180 quốc gia. Tổng giá trị nông sản xuất khẩu đạt 200 tỷ USD trong 5 năm. Các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng... từng bước đều áp dụng công nghệ cao phù hợp với quy mô, quản trị. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, 5 năm trước, giá gạo Việt Nam ở mức rất thấp, thì bây giờ đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ... đảm bảo cơ cấu, giá trị. Năm 2018, xuất khẩu gạo cao nhất về lượng, giá trị. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, hết tháng 6/2018 giá gạo Việt Nam là 450.000 USD một tấn, trong khi Thái Lan là 430.000 USD và Ấn Độ là 410.000 USD.

Liên quan tới phát triển nông thôn mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng nêu rõ một số thách thức mà nếu không cẩn trọng sẽ dẫn tới thực trạng tăng khoảng cách giàu nghèo tại các nơi vùng sâu, vùng xa khi thưc hiện nông thôn mới. Dù vậy, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Quốc hội, hơn 40% số xã đã đạt chỉ tiêu nông thôn mới. Theo Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện tình hình diễn biến thời tiết năm tới sẽ chuyển sang El Nino nên sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Do vậy ngay tại thời điểm này chúng ta cần phải có ý, có giải pháp ngay để củng cố và giữ những thành quả đã đạt được trong năm 2019.

Cũng quan tâm đến vấn đề sản xuất nông nghiệp, đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn- tỉnh Nam Định, cho rằng, Chính phủ cần quan tâm hiệu quả liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế người dân vẫn phải trả lời "nuôi còn gì, trồng cây gì?" và phần lớn họ trồng, chăn nuôi theo kinh nghiệm, những người xung quanh. Vì thế việc nuôi, trồng sản phẩm nông nghiệp mang tính theo phong trào, không có đầu ra. Theo đại biểu, việc trả lời câu hỏi này thực tế là thuộc trách nhiệm của các nhà khoa học, nhà quản lý. Đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn cho rằng, cần xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sản Việt thông qua các cuộc thi công khai tôn vinh chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt quan tâm định hướng sản xuất cho nông dân.

Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, ngày mai, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận ở hội trường về các vấn đề về kinh tế - xã hội hằng năm và giữa kỳ. Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ tham giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm./.

Thu Phương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Ngày 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề về sản xuất nông nghiệp được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến. Toàn cảnh phiên họp Kinh tế- xã hội đất nước có nhiều khởi sắc Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đặc biệt là báo cáo riêng đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, báo cáo đã đánh giá khá toàn diện tr&ecir

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn