Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cho ý kiến về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 – 2021 tại phiên họp toàn thể hội trường ngày 29/10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về nguồn thu ngân sách năm qua...
CẦN ĐỀ RA GIẢI PHÁP CĂN CƠ ĐỂ TĂNG THU, CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH QUỐC GIA
CẦN ĐỀ RA GIẢI PHÁP CĂN CƠ ĐỂ TĂNG THU, CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH QUỐC GIA

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cho ý kiến về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 – 2021 tại phiên họp toàn thể hội trường ngày 29/10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về nguồn thu ngân sách năm qua...

Nguồn thu ngân sách thiếu tính bền vững

Phát biểu trong phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, bày tỏ vui mừng khi nhiều năm liền thu ngân sách vượt dự toán. Tuy nhiên, năm 2018 thu ngân sách lại thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Các nguồn thu chủ yếu tập trung vào nguồn thu không ổn định, số nguồn thu chủ yếu từ thu nhà đất, dầu thô. Đại biểu cho rằng, vô hình chung là bán tài nguyên để phát triển trong khi các nguồn thu khác từ lợi nhuận là thu không đạt như nguồn thu ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh v.v... Nhấn mạnh đây là điều đáng quan tâm đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị Chính phủ có giải pháp hữu hiệu hơn để kiểm soát tăng cường quản lý thu tại 3 khu vực doanh nghiệp này để thực hiện đúng các quy định Quốc hội ban ra.


Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang, cho rằng các nguồn thu chủ yếu tập trung vào nguồn thu không ổn định

Ghi nhận thu ngân sách 3 năm đạt vượt dự toán trên 200 nghìn tỷ đồng, giảm dần bội chi và nợ công so với năm 2016, song Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan cũng có chung nhận định với các đại biểu khác cho rằng thu ngân sách chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách chủ yếu từ dầu thô và từ đất. Thu từ các doanh nghiệp đạt thấp, năm 2018 không đạt tỷ lệ huy động thuế và phí 21%/GDP. Cùng với đó, tình trạng thất thu doanh nghiệp, trốn nợ thuế còn tăng dẫn đến ngân sách nhà nước chưa bố trí đủ cho một số mục tiêu theo kế hoạch, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn.

Về vấn đề này, đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, có phân tích nguồn thu chính từ các hoạt động kinh tế, điển hình là thu từ thuế đối với khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu thiếu ổn định, không đạt được dự toán, thậm chí sụt giảm, trong khi đó thì tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng ngân sách vẫn luôn ở mức cao, trên 60% và chưa có chuyển biến gì theo chiều hướng tích cực trong suốt nhiều năm qua, dẫn tới thu ngân sách nhà nước về cơ bản mới chỉ đủ đáp ứng cho mục đích tiêu dùng và trả nợ. Cân đối ngân sách do đó vẫn phụ thuộc nhiều vào việc bán đất, bán tài nguyên, bán tài sản nhà nước, tức là phụ thuộc vào các khoản thu một lần và thiếu tính bền vững, với tình trạng ngân sách vẫn còn khó khăn như vậy. Trên cơ sở đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị nên sử dụng các khoản vượt thu ngân sách nhà nước theo dự toán hàng năm để giảm nợ công, giảm áp lực trả nợ, không chỉ dùng để tiếp tục tăng chi như hiện nay.


Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề xuất giải pháp căn cơ để cân đối tài chính quốc gia

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, giải pháp căn cơ để đạt được cân đối tài chính quốc gia trong trung và dài hạn thì bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng thu vẫn phải kiên quyết cắt giảm bộ máy nhà nước về mức hợp lý. Để từ đó có thể giảm được chi thường xuyên xuống còn khoảng dưới 50% theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng và của Quốc hội.

Bên cạnh đó, đại biểu Đinh Văn Nhã – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, cũng đề nghị Chính phủ sớm báo cáo Quốc hội xem quyết định lại phương án cơ cấu lại nguồn thu để tăng thu ngân sách trung ương. Trước mắt, cần tập trung tăng thu ngân sách trung ương từ nguồn thu bán vốn nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do trung ương đầu tư, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

Nợ thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu

Phản ánh về tình hình thu ngân sách, đại biểu Leo Thị Lịch – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, cho biết, số nợ thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu, các hiện tượng trốn thuế như thất thu chuyển giá vẫn xảy ra khá nhiều. Đại biểu nêu rõ, kế hoạch năm 2019 dự kiến tăng thu 3,9% so với năm 2018, thấp hơn so với tốc độ tăng thu các năm trước và cũng theo dự kiến năm 2019 huy động từ thuế. Đại biểu Leo Thị Lịch đặt câu hỏi: Ở đây là bất cập trong chính sách thu hay sự thiếu nỗ lực trong hành thu?

Phát biểu trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, cũng chỉ ra thực trạng, các báo cáo hiện nay đều có số nợ đọng thuế khá cao, có xu hướng gia tăng so với năm 2017. Theo báo cáo Chính phủ đến ngày 30/9/2018 số nợ đọng nội địa là 82,9 ngàn tỷ động, tăng 13,4% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó số nợ đọng thuế không có khả năng thu là khoảng 34.800 tỷ đồng do người nộp thuế đã bị phá sản, ngưng hoạt động hoặc chết hay mất năng lực hoặc hành vi dân sự v.v...


Đại biểu Trần Văn Tiến - đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc phân tích đề nghị làm rõ nguyên nhân tỷ lệ thu từ thuế, phí/GDP không đạt

Đi vào phân tích tỷ lệ thu từ thuế, phí/GDP, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, cho hay, mục tiêu của kế hoạch là tỷ lệ thu từ thuế, phí/GDP đạt khoảng 21%. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện thì tỷ lệ này đang giảm dần theo các năm. Cụ thể, năm 2016 đạt 20,4%; năm 2017 đạt 20,2% và năm 2018 ước đạt 20,7% và dự kiến của năm 2019 đạt 20%. Như vậy, mục tiêu về tỷ lệ thu từ thuế và phí/GDP là khó đạt được. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần làm rõ nguyên nhân tỷ lệ thu từ thuế, phí/GDP trong 3 năm qua không đạt chỉ tiêu và trong 2 năm tới cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu và nợ thuế. Đồng thời, nghiên cứu một số chính sách về thuế cho phù hợp với thực tiễn nhằm tăng nguồn thu từ thuế, phí để chỉ tiêu này có thể đạt được vào năm 2020.

Đại biểu Phùng Đức Tiến – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, cũng cho biết, hơn 30 năm qua các doanh nghiệp FDI có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta nhưng chuyển giao công nghệ còn hạn chế, tình trạng chuyển giá, trốn thuế là những vấn đề cần quan tâm và có giải pháp. Dẫn chứng số liệu, năm 2010 đến 2017 các cơ quan thuế đã tập trung và kiểm soát hoạt động chuyển giá theo thống kê đã truy thu giảm lỗ, giảm khấu trừ và xử phạt vi phạm lên tới 57.143,31 tỷ đồng; số vụ chuyển giá được phát hiện và xử lý còn rất ít so với số lượng các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá trong thời gian tới, đại biểu Phùng Đức Tiến nhấn mạnh Chính phủ cần tập trung hơn nữa vào kiểm soát vấn đề này.


Đại biểu Đỗ Thị Lan - Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại phiên thảo luận chiều 29/10

Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, tình trạng số nợ thuế tăng năm 2018 tăng so với cùng kỳ, thu từ doanh nghiệp đạt thấp, không đạt dự toán cho thấy doanh nghiệp dừng hoạt động, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả còn lớn và một bộ phận doanh nghiệp chấp hành pháp luật về nộp thuế chưa nghiêm. Do vậy, cần có sự đồng hành của các cấp, các ngành đối với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp một cách thực sự, phát triển doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chính phủ cần chỉ đạo, đánh giá hiệu quả thực hiện quy định chính sách tự kê khai, tự nộp thuế của doanh nghiệp và hậu kiểm của cơ quan thuế, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định và có chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp trốn nợ thuế.

Tỷ trọng khoản thu từ khai thác khoáng sản, bán tài sản nhà nước có xu hướng giảm

Giải trình trước Quốc hội về những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, về thu ngân sách nhà nước, 3 năm đều vượt dự toán, đạt khoảng 54 -55% kế hoạch. Trong khi giá trị GDP đạt 52 -53% kế hoạch của 5 năm. Tỷ lệ huy động, động viên vào ngân sách nhà nước là 24,9% GDP, trong đó từ thuế và phí là 21% GDP, đạt và vượt mục tiêu nghị quyết của Quốc hội đưa ra tỷ lệ động viên vào ngân sách là không thấp hơn 23,5% GDP, trong đó thuế và phí là 21%. Tỷ trọng thu nội địa tăng từ 75% năm 2015 đến gần 82% năm 2018 trong khi quy mô thu ngân sách bình quân 3 năm 2016 -2018 bằng 1,5 lần bình quân của giai đoạn 2011-2015. Trong đó, riêng thu nội địa tăng 1,78 lần; sau khi trừ đi đất, trừ xổ số kiến thiết, phần bán vốn, cổ tức lợi nhuận sau thuế thì tăng 1,62 lần so với bình quân của giai đoạn 2011-2015. Tỷ trọng thu dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm tương ứng từ 23% xuống còn 18% cùng kỳ.

Nhất trí với nhận định của các đại biểu Quốc hội phản ánh số tăng thu ngân sách nhà nước trong 3 năm qua chủ yếu là thu tiền sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, điều này là đúng bởi khoản thu này phụ thuộc nhiều vào thị trường và điều hành của chính quyền các địa phương. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chia sẻ, giống như một số nguồn thu từ khai thác khoáng sản, bán tài sản nhà nước, tỷ trọng khoản thu tiền sử dụng đất trong thu nội địa đang có xu hướng giảm, từ mức 11% năm 2016, 12% năm 2017 xuống còn 10,6% năm 2018 và dự kiến giảm còn 6,7% năm 2020.


Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Bộ trưởng cho biết thêm, tại một số địa phương, các nguồn thu này đã giảm mạnh trong thời gian qua như tại Đà Nẵng, đã từng có lúc thu tiền sử dụng đất chiếm tới gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước thì nay chỉ còn trên dưới 10%. Quảng Ninh năm 2011 thu từ khai thác khoáng sản, chủ yếu là than, chiếm gần 60% thu ngân sách địa phương thì nay còn khoảng 45%, trong khi chi ngân sách của các địa phương này vẫn tăng nhờ thu thuế, phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trong nước.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết tại phiên họp đã nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu đầy đủ những ý kiến phát biểu rất tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2019 -2021 với nhiều nội dung phân tích và trao đổi rất sâu sắc. Trên cơ sở đó tiếp tục có giải pháp trong chỉ đạo, điều hành, tập trung thực hiện thành công mục tiêu đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cho ý kiến về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 – 2021 tại phiên họp toàn thể hội trường ngày 29/10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về nguồn thu ngân sách năm qua... Nguồn thu ngân sách thiếu tính bền vững Phát biểu trong phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, bày tỏ vui mừng khi nhiều năm liền thu ngân sách vượt dự toán. Tuy nhiên, năm 2018 thu ngân sách lại thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Các n

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn