Trong các ngày 30-31/5, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ chủ trương đúng đắn về thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên các đại biểu cũng cho biết khi sáp nhập đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập cần có giải pháp kịp thời để giải quyết các vướng mắc trong và sau quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy ở các địa phương.
CẦN CÓ LỘ TRÌNH TIẾN HÀNH SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, XÃ PHÙ HỢP BẢO ĐẢM ỔN ĐỊNH
CẦN CÓ LỘ TRÌNH TIẾN HÀNH SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, XÃ PHÙ HỢP BẢO ĐẢM ỔN ĐỊNH

Trong các ngày 30-31/5, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ chủ trương đúng đắn về thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên các đại biểu cũng cho biết khi sáp nhập đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập cần có giải pháp kịp thời để giải quyết các vướng mắc trong và sau quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy ở các địa phương.

Về vấn đề sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, các thôn xóm, đại biểu Trần Tất Thế - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho biết: Trong hơn 30 năm trở lại đây, từ năm 1986 đến năm 2016 số đơn vị hành chính cấp huyện từ 431 đã tăng lên 713; đơn vị hành chính cấp xã tăng 9.657 lên 11.162, bình quân mỗi năm tăng khoảng 50 xã và con số này giữ nguyên cho đến nay. Vì vậy, chủ trương xác nhập đơn vị hành chính, cải cách bộ máy, tiết kiệm ngân sách để đầu tư phát triển là một chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6.


Đại biểu Trần Tất Thế - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Đại biểu chia sẻ, qua tiếp xúc cử tri và ý kiến của nhân dân, đại đa số nhân dân đều đồng tình với chủ trương này. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập như khi sáp nhập quy mô, tổ chức Đảng và dân số tăng, nhưng chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách vẫn giữ nguyên như trước, đây là không hợp lý.

Theo đại biểu, các cấp có thẩm quyền nên phân loại xóm theo quy mô dân số để áp dụng chế độ phụ cấp phù hợp. Bên cạnh đó, quy mô dân số tăng, các thiết chế văn hóa cũ không còn phù hợp, việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, rất cần có cơ chế để phát huy hiệu quả cơ sở vật chất của các xóm trước khi sáp nhập. Với các xóm xa trung tâm xã, đại biểu đề nghị xã cho đấu giá đất nhà văn hóa cũ để có kinh phí xây dựng nhà văn hóa mới phù hợp hơn.

Thảo luận về cùng nội dung, đại biểu Nguyễn Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho rằng việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 37 của Trung ương và của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đòi hỏi cần có quyết tâm chính trị cao và tạo sự đồng thuận thống nhất trong hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan cần kịp thời ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể để tạo hành lang pháp lý và cơ chế để các địa phương thuận lợi cho việc triển khai thực hiện sao cho việc sắp xếp lại phải căn bản, cách làm phù hợp, đặc biệt nhiều nơi có điều kiện thuận lợi làm trước và phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển, đảm bảo ổn định chính trị xã hội. Ngoài các chỉ tiêu cần đặc biệt quan tâm các tiêu chí phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện địa lý của cộng đồng.

Đại biểu Cao Đình Thưởng – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cũng khẳng định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã là chủ trương đúng, hợp lý và cần thiết nhằm giảm đầu mối, tinh giảm biên chế kể cả chuyên trách và không chuyên trách.


Đại biểu Cao Đình Thưởng – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ

Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Chính phủ trong khi còn nhiều vướng mắc nảy sinh như việc kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị, vấn đề sắp xếp lại cán bộ trong đội ngũ công chức và cán bộ không chuyên trách của tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các hội đoàn thể, việc xử lý cán bộ dôi dư và chế độ chính sách đối với họ.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, giấy tờ công dân và các nguồn lực khác để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sáp nhập lại các đơn vị hành chính, nhất là nguồn lực tài chính và giải quyết chính sách đối với cán bộ.

Đại biểu cho rằng cần có giải pháp cụ thể để xử lý mối quan hệ sau sáp nhập khi các đơn vị được sáp nhập có những điều khác biệt. Ví dụ như khi sáp nhập 3 xã hợp nhất thành 1 xã. Đại biểu nêu giả thiết, khi hợp nhất 3 xã thành 1, trong đó có 1 xã nông thôn mới, 1 xã trung bình, 1 xã đang hưởng chính sách 135 thì thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ và người dân nơi đây như thế nào. Theo đại biểu Cao Đình Thưởng, điều này đang rất cần phải có văn bản hướng dẫn và quy định thống nhất cho các địa phương trong cả nước. Nếu không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, dễ tạo bức xúc, thậm chí thành điểm nóng.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể giải quyết những vướng mắc nói trên, mặt khác cần có văn bản hướng dẫn việc sắp xếp các sở, ngành, phòng, ban ở cấp tỉnh, cấp huyện để các địa phương sớm thực hiện. Trước mắt, đảm bảo nhân sự cho Đại hội Đảng và bầu Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra trong năm 2020 - 2021.

Trong khi đó đại biểu Phạm Xuân Thăng – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy sáp nhập đơn vị hành chính cũng nảy sinh một số khó khăn, bất cập vì đây là vấn đề lớn, khó, phức tạp, nhạy cảm liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Đại biểu chỉ rõ, một trong những khó khăn là thiếu văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước, thiếu các cơ chế, chính sách thỏa đáng và đủ mạnh đối với cán bộ bị tác động do sắp xếp.


Đại biểu Phạm Xuân Thăng – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Trên cơ sở đó, đại biểu Phạm Xuân Thăng đề nghị Quốc hội và Chính phủ đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, làm rõ thêm về trách nhiệm của bộ trong việc tham mưu hoàn thành các văn bản này. Hai là, cần tạo sự thống nhất cao về nhận thức và cách làm trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 56. Đại biểu nhấn mạnh, sáp nhập đơn vị hành chính, hợp nhất, tinh gọn bộ máy biên chế không đơn giản chỉ là giảm đầu mối hành chính hay giảm số lượng cán bộ lãnh đạo mà còn kiện toàn tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, đổi mới phương thức lãnh đạo, phân cấp mạnh hơn, nâng cao trách nhiệm, kỷ cương công vụ và trình độ cán bộ.

Bày tỏ đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ rằng sẽ không sát nhập bằng bất cứ giá nào mà cần chú trọng cân nhắc kỹ yếu tố về đặc thù, truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã và phát triển kinh tế xã hội. Đại biểu Phạm Xuân Thăng đề nghị Bộ Nội vụ cần xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng để có lộ trình phù hợp để khi tiến hành sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đảm bảo ổn định hơn nữa. Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát thực hiện Nghị quyết 26 của Quốc hội tại các địa phương, đơn vị sao cho Nghị quyết được thực hiện có hiệu quả.

Trước đó giải trình làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, mục tiêu của sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là nhằm tổ chức hợp lý lại các đơn vị cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước, đơn vị hành chính và bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách tiền lương mới vào năm 2021.

Quan điểm của việc sắp xếp là phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thực hiện từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần có trọng tâm, trọng điểm, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Những nơi đã rõ, thuận lợi làm trước và không phải sắp xếp bằng mọi giá các đơn vị hành chính mà không đảm bảo yếu tố thuận lợi và gây xáo trộn lớn, làm mất ổn định về chính trị - xã hội.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Trong các ngày 30-31/5, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ chủ trương đúng đắn về thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên các đại biểu cũng cho biết khi sáp nhập đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập cần có giải pháp kịp thời để giải quyết các vướng mắc trong và sau quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy ở các địa phương. Về vấn đề sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, các thôn xóm, đại biểu Trần Tất Thế - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho biết: Trong hơn 30 năm trở lại đây, từ năm 1986 đến năm 2016 số đơn vị hành chính cấp huyện từ 431 đã tăng lên 713; đơ

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn