Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, chiều 21/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
CÁC BỘ, NGÀNH, ĐƠN VỊ VÀ CÁC CẤP NGÂN SÁCH TUÂN THỦ QUY TRÌNH, THỦ TỤC TRONG THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016
CÁC BỘ, NGÀNH, ĐƠN VỊ VÀ CÁC CẤP NGÂN SÁCH TUÂN THỦ QUY TRÌNH, THỦ TỤC TRONG THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, chiều 21/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.


Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách 2016

Thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo tóm tắt quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2016 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020; đồng thời Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015 được kéo dài đến hết năm 2016, vì vậy, nhiệm vụ tài chính ngân sách được Quốc hội quyết định cho năm 2016 có nhiều nội dung quan trọng. Tốc độ phục hồi nền kinh tế trong nước chậm, chịu tác động của biến đổi khí hậu; giá dầu giảm mạnh, gây áp lực lên cân đối ngân sách: thu ngân sách nhà nước (NSNN), đặc biệt là ngân sách trung ương giảm, nhu cầu chi tăng cao cả về chi đầu tư cơ sở hạ tầng và chi an sinh xã hội. Dự toán chi NSNN 1.273.433 tỷ đồng, quyết toán 1.295.061 tỷ đồng, tăng 1,7% (21.628 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (41.501 tỷ đồng) từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất và nguồn năm trước chuyển sang theo quy định của Luật NSNN. Quyết toán chi ngân sách trung ương là 592.674 tỷ đồng, bằng 98,8% so với dự toán. Quyết toán chi ngân sách địa phương là 702.387 tỷ đồng, tăng 4,3% (28.827 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu do nguồn năm trước chuyển sang, nguồn tăng thu ngân sách địa phương theo quy định và nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương theo quy định của Luật NSNN, Nghị quyết của Quốc hội.

Trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, tổng hợp kết quả kiểm toán của 283 báo cáo kiểm toán tại 229 đơn vị, đầu mối, chủ đề được kiểm toán trong năm 2017 đối với niên độ ngân sách năm 2016, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện, kiến nghị xử lý tài chính 91.322 tỷ đồng, gồm các khoản tăng thu NSNN 19.109 tỷ đồng, giảm chi NSNN 18.447 tỷ đồng, tăng giá trị doanh nghiệp, giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa 9.639 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 44.127 tỷ đồng và kiến nghị hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 159 văn bản nhằm bịt lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách; qua đó góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước

Trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ:

Về tổ chức thực hiện quyết toán NSNN, cơ bản các bộ, ngành, đơn vị và các cấp ngân sách đã tuân thủ quy trình, thủ tục trong thực hiện quyết toán NSNN năm 2016. Số liệu quyết toán của các bộ, ngành, địa phương đã được đối chiếu với Kho bạc Nhà nước, được Hội đồng Nhân dân các cấp phê chuẩn; quyết toán NSNN và nhiều báo cáo quyết toán của các bộ ngành, địa phương đã được KTNN kiểm toán. Tuy nhiên, việc đánh giá thực hiện các khoản chi so với dự toán chưa loại trừ các nội dung không có trong dự toán hoặc đã bị thu hồi, cắt giảm để thuyết minh rõ bản chất của việc hoàn thành nhiệm vụ chi , đề nghị Chính phủ cần quan tâm thuyết minh rõ để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN.

Về thu ngân sách nhà nước, Ủy ban thẩm tra cho rằng, trước nhiều khó khăn, thách thức, tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu đề ra, song số quyết toán thu NSNN vượt 9,2% (tương ứng 92.881 tỷ đồng) thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong điều hành thực hiện dự toán thu NSNN năm 2016; các khoản thu quan trọng như thu từ DNNN, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh,… cơ bản đạt dự toán. Cơ quan thuế đã nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần hạn chế tình trạng trốn lậu thuế; tích cực triển khai nhiều giải pháp thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.... nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu.


Các đại biểu Quốc hội nghiên cứu báo cáo tại phiên họp

Về chi ngân sách nhà nước, Ủy ban thẩm tra nhận thấy trong bối cảnh thu NSNN năm 2016 còn nhiều khó khăn nhưng về cơ bản, Chính phủ đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để điều hành dự toán chi NSNN theo quy định, bám sát dự toán được giao; công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN được tăng cường; công tác quản lý chi NSNN đã được quan tâm hướng tới mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí; bố trí nguồn lực cho đầu tư phát triển, an ninh, quốc phòng, các nhiệm vụ chi thường xuyên quan trọng; hỗ trợ sản xuất, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách thống nhất với báo cáo, số liệu của Chính phủ và trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2016 như sau: Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.407.572 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2015, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước); Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.574.448 tỷ đồng; Bội chi ngân sách nhà nước là 248.728 tỷ đồng, bằng 5,52% GDP (không bao gồm 81.852 tỷ đồng kết dư ngân sách địa phương)./.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, chiều 21/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách 2016 Thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo tóm tắt quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2016 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020; đồng thời Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đã được Quố

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn