Trả lời chất vấn của các đại biệu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV về việc quản lý và sử dụng đất đai; thanh tra môi trường Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định sẽ có biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực này.
BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ: NHIỆM VỤ ĐẶT RA ĐỐI VỚI THANH TRA NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG LÀ HẾT SỨC QUAN TRỌNG
BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ: NHIỆM VỤ ĐẶT RA ĐỐI VỚI THANH TRA NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG LÀ HẾT SỨC QUAN TRỌNG

Trả lời chất vấn của các đại biệu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV về việc quản lý và sử dụng đất đai; thanh tra môi trường Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định sẽ có biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực này.


Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn

Chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng - tỉnh Bình Dương, đặt vấn đề: đất đai không chỉ là nguồn lực vật chất mà còn là chủ quyền quốc gia, là máu, nước mắt và mồ hôi của nhân dân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp nào để kịp thời lập lại kỷ cương trong quản lý và sử dụng đất đai?

Trả lời sự quan tâm của đại biểu Quốc hội liên quan đến công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thời gian qua tình hình về lãng phí đất đai, có câu nói như "đất công biến thành đất ông", đất đai nông lâm trường quản lý rất lỏng lẻo, để lấn chiếm trái phép, rồi đầu tư đất đai v.v... vấn đề này rất gay gắt từ đầu nhiệm kỳ. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 01/2017/NĐ-CP, tập trung những vấn đề hiện nay đang vướng mắc; đồng thời Chỉ thị 01/CT-TTg đầu năm 2018 chỉ đạo các cơ quan trung ương và địa phương tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó tiến hành kiểm tra, thanh tra, tập trung vào các khu vực đang có vi phạm, tạo ra bức xúc dư luận, là nguyên nhân gây khiếu kiện tố cáo đông người.

Theo Bộ trưởng, trong 2 năm 2016 - 2017 ngành tài nguyên môi trường tiến hành trên 1.000 cuộc thanh tra tập trung các dự án khu vực quản lý đất đai lỏng lẻo. Đặc biệt tập trung thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội, nghị định của Chính phủ liên quan đến quản lý đất đai nông lâm trường. Như vậy có trên 3.000 đối tượng được toàn ngành tiến hành kiểm tra, thanh tra. Bộ trưởng cho biết, qua thanh tra, kiểm tra đã thu hồi gần chục ngàn hecta đất sử dụng trái phép hoặc không hiệu quả. Hiện nay chỉ tính trên 5 thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh v.v... đã thanh tra nhiều để xử lý, 5 tỉnh đã chấm dứt trên 516 dự án không hiệu quả, thu về trên 3.000 hecta đất.

Tiếp tục quyết liệt thêm để xử lý các vi phạm về đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Để tham mưu việc này Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ cùng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về cơ chế chính sách pháp luật quản lý đất đai. Thông qua sơ kết 5 năm toàn diện cơ chế chính sách nói chung, chúng ta thấy những mặt tồn tại, những mặt yếu kém và Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết với 12 nhiệm vụ cụ thể. Đây là những vấn đề tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách mà sắp tới chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu các cơ sở lý luận thực tiễn để hoàn thiện Luật đất đai phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, cũng tăng cường các giải pháp cụ thể như nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, công tác quản lý, đề cao vai trò trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của các cơ quan sử dụng đất.


Đại biểu Quốc hội Lữ Thanh Hải chất vấn

Đưa ra câu hỏi tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Lữ Thanh Hải - tỉnh Khánh Hoà - nêu rõ, thời gian gần đây có nhiều sai phạm trong quản lý nhà nước và đất đai đối với việc giao đất, thu hồi đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lấn chiếm mặt nước biển trái phép, v.v... Các cơ quan chức năng, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và kịp thời xử lý, chấn chỉnh. Đại biểu chỉ ra rằng, qua theo dõi, cử tri cho biết mặc dù vụ việc thuộc lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý đất đai bị vi phạm, tuy nhiên, ít thấy thanh tra ngành tài nguyên môi trường vào cuộc để kịp thời ngăn chặn và xử lý. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, sự đảm nhiệm của bộ máy ngành thanh tra tài nguyên môi trường với chức năng, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay có phù hợp không? Bộ trưởng có chỉ đạo, giải pháp gì khắc phục trong lĩnh vực này?

Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng thanh tra về hành chính trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên. Như vậy, đối tượng là các cơ quan quản lý và đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Trong thời gian 2 năm đã tiến hành hơn 1.000 cuộc thanh tra, kết quả trong đó có xử lý về hành chính, trách nhiệm thu hồi lại các kinh phí. Tuy nhiên, thanh tra môi trường còn có trách nhiệm thực hiện việc thanh tra đột xuất, liên quan những vấn đề bức xúc, nóng hoặc phát hiện ra các sai phạm và các công việc này cũng chiếm khoảng 30% khối lượng công việc hiện nay Bộ đang làm.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề đất đai, tài nguyên môi trường đã để lại một thời gian dài các vấn đề trong quản lý các vi phạm, các khiếu kiện, tố cáo nên Chính phủ hàng năm giao cho Bộ một khối lượng công việc cùng với Thanh tra Chính phủ, thanh tra các địa phương giúp Chính phủ kiểm tra lại các kết quả xử lý của các cấp ở địa phương. Số lượng đội ngũ thanh tra Bộ có khoảng 40 người, để đáp ứng một khối lượng công việc đồ sộ như vậy, đánh giá ở góc độ trách nhiệm, vai trò chỉ đạo của ngành thì thanh tra tài nguyên môi trường đã thực hiện đầy đủ trong việc phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra nhà nước ở địa phương ban hành kế hoạch tổng thể xác định vấn đề, nhiệm vụ cần phải quan tâm, cần phải kiểm tra, thanh tra. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nêu rõ, từ hoạt động chung này, trong cả ngành thanh tra, từ Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường và thanh tra địa phương tạo nên một sự phối hợp mà trong thời gian vừa qua hiệu quả công việc như cho thấy là rất nhiều vụ việc được phát hiện, xử lý, thu lại tiền của cho nhà nước cũng như đảm minh bạch và công bằng. Trong đó có xử lý về tài sản, có xử lý về trách nhiệm, có việc chuyển từ hành chính sang hình sự. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành tài nguyên môi trường, công tác thanh tra hết sức quan trọng. Thời gian tới Bộ sẽ xây dựng một đề án đề nghị tăng cường về năng lực trang thiết bị, trách nhiệm đội ngũ đối với lực lượng này trong toàn quốc.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Trả lời chất vấn của các đại biệu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV về việc quản lý và sử dụng đất đai; thanh tra môi trường Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định sẽ có biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực này. Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn Chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng - tỉnh Bình Dương, đặt vấn đề: đất đai không chỉ là nguồn lực vật chất mà còn là chủ quyền quốc gia, là máu, nước mắt và mồ hôi của nhân dân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp nào để kịp thời lập lại kỷ cương trong quản lý và sử dụng đất đai? Trả lời sự quan tâm của đại biểu Quốc hội liên quan đến công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng H

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn