Tiếp tục Chương trình phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV vào ngày 30/10, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề, cụm công nghiệp và ô nhiễm ở một số dòng sông.
BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ: BẤT CỨ KHU CÔNG NGHIỆP CŨ HOẶC MỚI ĐỀU PHẢI ĐÁP ỨNG VÀ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ: BẤT CỨ KHU CÔNG NGHIỆP CŨ HOẶC MỚI ĐỀU PHẢI ĐÁP ỨNG VÀ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH MÔI TRƯỜNG

Tiếp tục Chương trình phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV vào ngày 30/10, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề, cụm công nghiệp và ô nhiễm ở một số dòng sông.

Mở màn Phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Trần Tất Thế - tỉnh Hà Nam nêu rõ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam đã gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Trần Hồng Hà về giải pháp trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và sông Đáy được Bộ trưởng trả lời và hứa giải quyết, phấn đấu sau 5 năm sẽ trở lại màu xanh trong cho dòng sông. Qua giám sát của đại biểu và ý kiến của cử tri Hà Nam kiến nghị, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường sông Đáy, sông Nhuệ vẫn chưa được khắc phục; tình trạng xả thải từ Hà Nội vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết về quan điểm xử lý ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy như thế nào? Thời gian tới Bộ trưởng có giải pháp khắc phục ra sao?


Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn

Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, trước hết, về quan điểm để xử lý, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định để xử lý môi trường các dòng sông, đặc biệt là các dòng sông liên tỉnh thì quan điểm là phải xử lý tại nguồn, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm xử lý. Tuy nhiên, theo các thống kê thì vấn đề ô nhiễm của các dòng sông này có liên quan đến các địa phương, đặc biệt là các địa phương như là Hà Nội, nguồn nước chưa xử lý là nguồn nước sinh hoạt, hoặc từ Hòa Bình chảy về Hà Nam thì như vậy cho thấy trách nhiệm là các địa phương.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ, đã có một đề án tổng thể về xử lý ô nhiễm môi trường lưu sông, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy và trong đó có dòng sông mà đại biểu đã nêu. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, cho đến hiện nay, cơ chế quy hợp chưa hiệu quả, hiện nay chưa bố trí được nguồn lực, vấn đề công nghệ nào để xử lý đối với nước thải sinh hoạt chưa thu gom và xử lý tập trung.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng các chính quyền địa phương cần bố trí đánh giá các nguồn thải và lựa chọn các mô hình để xử lý. Mô hình hiện nay công nghệ không khó, thực tế thành phố Hà Nội đã có 2-3 mô hình xử lý trên từng đoạn sông và các làng nghề, tập trung vào nước thải sinh hoạt. Với mô hình này nếu chúng ta tính toán chi phí từ nhà nước, trong đó có sự tham gia của các đối tượng là từ người dân, từ làng nghề, những người sản xuất thì hoàn toàn có thể thu hút xã hội hóa để xử lý.

Bộ trưởng cũng nêu rõ, hiện nay có nhiều doanh nghiệp muốn vào nhưng thực tế việc lựa chọn đối tác công tư các quy trình, thủ tục đấu giá không khác với nguồn vốn nhà nước nên cũng cản trở, làm chậm đi việc thu hút nguồn lực xã hội hóa; hơn nữa phải làm rõ trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư hạ tầng; bên cạnh đó phải xác định được doanh nghiệp có công nghệ và năng lực để xử lý; xem xét lại cơ chế để tính chi phí xử lý, trong đó có nhà nước, người dân và có lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, thời gian tới bên cạnh những mô hình chúng ta đang có là các ban chỉ đạo về bảo vệ môi trường lưu vực thì phải gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương và phải tiến hành xã hội hóa, để giải quyết được vấn đề ô nhiệm một số dòng sông.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang đưa ra câu hỏi

Quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, nhất là các làng nghề sản xuất công nghiệp tái chế, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang - Đắk Nông, chỉ ra rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực này vẫn chưa được kiểm soát, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp, thời gian để giải quyết dứt điểm tối đa số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đối với các khu, cụm công nghiệp trước khi đi vào hoạt động đã bảo đảm hoàn thành hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu của Nghị quyết 33/2016/QH14 của Quốc hội hay chưa?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng vấn đề ô nhiễm làng nghề và ô nhiễm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang là vấn đề bức xúc. Theo Bộ trưởng, chúng ta đã xây dựng, nhận dạng được các loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Đối với khu công nghiệp chúng ta đã đặt ra yêu cầu về lộ trình để xử lý nước thải tập trung, đã có trên 80% khu công nghiệp đầu tư hệ thống hạ tầng, trong đó có trên 10% đã lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động. Như vậy, ở các khu công nghiệp đã có bước tiến đáng kể, riêng cụm công nghiệp hiện nay tình hình hết sức nan giải. Trên thực tế, các cụm công nghiệp là khu vực do địa phương quyết định đầu tư nên nguồn lực, nguồn nhân lực và việc đầu tư ở đây hết sức hạn chế, tỷ lệ đầu tư hạ tầng, xử lý nước thải tập trung cũng như giám sát môi trường cụm công nghiệp là vấn đề đang đặt ra.

Bộ trưởng cũng cho biết, trước tình hình trên Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định, trong đó quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm, nội dung về kiểm soát đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề. Ở làng nghề hiện nay có cơ sở dữ liệu, đặc biệt là chương trình mục tiêu đã được lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới, việc triển khai thực hiện để các làng nghề từng bước đáp ứng yêu cầu về môi trường. Đặc biệt chúng ta quan niệm đối với các làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều phải chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường. Mỗi đối tượng này đều gắn với trách nhiệm quản lý đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò của chính quyền cấp huyện trong quản lý môi trường. Từ góc độ này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, trong thời gian tới phải tập trung chấn chỉnh công tác quản lý đối với các cụm công nghiệp.

Theo Bộ trưởng, các cụm công nghiệp hiện nay thực tế đã chuyển về rất nhiều ngành sản xuất và công nghệ lạc hậu, đặc biệt là các ngành công nghệ tái chế như đại biểu đã nêu. Trên thực tế kiểm tra thì các cơ sở này đều không đáp ứng được năng lực, các công nghệ thì lạc hậu chưa có được các trang thiết bị và đầu tư cho vấn đề xử lý môi trường.

Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tích cực tiến hành công việc thanh tra, kiểm tra, đồng thời cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vấn đề xem xét, đánh giá lại chỉ tiêu thứ 17 về việc đáp ứng các yêu cầu môi trường đối với các làng nghề cũng như các cụm công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp hiện nay, Bộ sẽ tiến hành việc kiểm tra, thanh tra và đã đưa vào dữ liệu; thực hiện giám sát thường xuyên để đến cuối nhiệm kỳ đảm bảo rằng bất cứ khu công nghiệp cũ hoặc mới nào đều phải đáp ứng và tuân thủ các quy định môi trường.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Tiếp tục Chương trình phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV vào ngày 30/10, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề, cụm công nghiệp và ô nhiễm ở một số dòng sông. Mở màn Phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Trần Tất Thế - tỉnh Hà Nam nêu rõ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam đã gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Trần Hồng Hà về giải pháp trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và sông Đáy được Bộ trưởng trả lời và hứa giải quyết, phấn đấu sau 5 năm sẽ trở lại màu xanh trong cho dòng sông. Qua giám sát của đại biểu và ý kiến của cử tri Hà Nam kiến nghị, hiện n

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn