Chiều 15-11, trước chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về ý kiến của cử tri thiếu niềm tin về bền vững của môi trường trong tương lai sau sự cố do Fomosa gây ra
Bộ trưởng Trần Hồng Hà bảo đảm sự cố Fomosa không tái diễn
Bộ trưởng Trần Hồng Hà bảo đảm sự cố Fomosa không tái diễn


Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 15-11. Ảnh: ĐĂNG KHOA.

      Chiều 15-11, trước chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về ý kiến của cử tri thiếu niềm tin về bền vững của môi trường trong tương lai sau sự cố do Fomosa gây ra, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Bộ cùng các cơ quan chức năng, nhà khoa học và Fomosa đang thực hiện nhiều biện pháp giám sát, quản lý để ô nhiễm không tiếp tục xảy ra.
     Trong phần chất vấn của mình, đại biểu Phương cho biết cử tri Quảng Bình ghi nhận và đánh giá cao những giải pháp tích cực của Quốc hội, Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giải quyết hậu quả công ty Fomosa gây ra. Tuy nhiên cử tri và nhân dân Quảng Bình vẫn băn khoăn không chỉ cho thế hệ hiện tại mà trong cả thế hệ tương lai về sự cố Fomosa.
     “Vậy với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng cho biết những cơ sở nào để bảo đảm tính vững chắc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Fomosa sắp tới sẽ không gây ô nhiễm môi trường để tạo niềm tin cho nhân dân trong thời gian tới?”, đại biểu Phương đặt câu hỏi.
     Bộ TNMT hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cố Fomosa
     Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết đã dồn hết sức để giải quyết những vấn đề do sự cố gây ra và quan tâm đến đời sống của người dân ở đây trước mắt và lâu dài. Đồng thời Bộ trưởng cũng khẳng định riêng với Fomosa, Bộ TNMT là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm.
     Theo ông Trần Hồng Hà, sau khi xác định Fomosa là nguyên nhân gây ra sự cố ô nhiễm biển miền trung, Bộ TNMT đã thành lập hội đồng liên ngành gồm các nhà khoa học của các viện có uy tín trong cả nước để cùng nhau xem xét và đánh giá kế hoạch để yêu cầu DN có biện pháp khắc phục, lộ trình xử lý cụ thể.
     Trong quá trình Fomosa khắc phục, Viện Hàn lâm KHCN phối hợp với Bộ TNMT thành lập tổ công tác trực tiếp theo dõi và giám sát liên tục 24/24 cả chất lượng khí thải, nước thải, quản lý lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại của Fomosa thải ra.
     Bộ trưởng cũng cho biết đã đặt ra các yêu cầu và quy định Fomosa phải đáp ứng. Nếu tiêu chuẩn Việt Nam chưa có thì áp dụng tiêu chuẩn cao nhất theo thông lệ của quốc tế, tập trung vào công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hóa phát sinh từ nhà máy điện, luyện cốc và các khu vực khác trong cảng.
     Ngăn chặn ô nhiễm biển bằng hồ sinh học
     Một trong những giải pháp phòng chống sự cố ô nhiễm môi trường biển của Fomosa, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà là xây dựng hồ sinh học.
     Về hồ sinh học này, Bộ trưởng cho biết nằm ở phía cuối đường ống, rộng hơn 10 ha và được giám sát chất lượng để đáp ứng quy chuẩn về môi trường theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc đối với nguồn thải cuối cùng. Trong hồ sinh học yêu cầu thả cá và trồng các loại thực vật ngập mặn để trước khi nguồn thải Fomosa thải ra môi trường có thể bảo đảm an toàn tuyệt đối.
     Theo Bộ trưởng, tất cả các nguồn thải, các thông số thải đều được kiểm soát chặt chẽ qua các thiết bị tự động, quan trắc đầy đủ các thông số và chuyển thẳng về cho cơ quan quản lý nhà nước là Sở TNMT Hà Tĩnh và Bộ TNMT.
     Để kiểm soát tốt hơn, Bộ TNMT đang thiết kế hệ thống giám sát toàn diện môi trường biển đối với bốn địa phương để kiểm soát nguồn thải của Fomosa từ khí thải đến nước thải.
Về vấn đề chất thải rắn, bùn thải, Bộ TNMT yêu cầu Fomosa trong thời gian khi chưa chuyển đến các DN có năng lực xử lý thì phải lưu trong kho theo đúng quy định về quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Đồng thời, thúc đẩy các DN đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại ở đây. Hiện nay, Fomosa cũng đã ký hợp đồng với một DN xử lý chất thải trong việc lưu giữ cũng như xử lý chất thải công nghiệp.
     Đối với tro bay, xỉ than, xỉ đáy, yêu cầu Fomosa tìm đối tác để thương mại, chuyển chát thải này để tái chế làm phụ gia xi măng hoặc vật liệu xây dựng. Bộ trưởng TNMT cũng đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp ban hành quy định về kỹ thuật để các chất thải rắn như tro bay, xỉ than, xỉ đáy có thể được trở thành vật liệu xây dựng và được vận chuyển kinh doanh.
     Fomosa đã mời các cơ quan tư vấn môi trường của Pháp, Mỹ tham vấn dài hạn chuyển công nghệ từ cốc ướt sang cốc khô, quy trình, cách thức quản lý vận hành của Fomosa với hệ thống xử lý chất thải cũng phải đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000.
     Có một số tồn tại về công nghệ sản xuất mà trong giai đoạn từ nay đến năm 2018 thì Fomosa mới hoàn thành, Bộ trưởng cho biết. Fomosa đã tích cực thực hiện để xây dựng một nhà máy an toàn với môi trường và có thể duy trì lâu dài không để xảy ra sự cố và phát triển bền vững ở địa phương.
Sau phần trả lời khá cụ thể này của Bộ trưởng TNMT, buổi chất vấn vẫn tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội về sự cố môi trường do Fomosa gây ra. Các đại biểu quan tâm đến lỗi của người đứng đầu ngành TNMT với nhân dân khi để xảy ra sự cố. Có đại biểu chất vấn trực tiếp vào trách nhiệm của Bộ TNMT đã xử lý trách nhiệm người có liên quan chưa. Ngoài ra, có đại biểu đặt vấn đề vếu 500 triệu USD của Fomosa không đủ bồi thường thiệt hại cho người dân thì Nhà nước có lấy ngân sách để bồi thường hay không…
     Các câu hỏi này sẽ được Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời trong phần đầu sáng mai, 16-11.
Theo nhandan.com.vn
Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 15-11. Ảnh: ĐĂNG KHOA.       Chiều 15-11, trước chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về ý kiến của cử tri thiếu niềm tin về bền vững của môi trường trong tương lai sau sự cố do Fomosa gây ra, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Bộ cùng các cơ quan chức năng, nhà khoa học và Fomosa đang thực hiện nhiều biện pháp giám sát, quản lý để ô nhiễm không tiếp tục xảy ra.      Trong phần chất vấn của mình, đại biểu Phương cho biết cử tri Quảng Bình ghi nhận và đánh giá cao những giải pháp tích cực của Quốc hội, Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn