Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, sáng 5/6, tại phiên thảo luận Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã giải trình về các vấn đề được đại biểu quan tâm.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: "Chúng tôi ý thức được trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm"
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: "Chúng tôi ý thức được trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm"
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, sáng 5/6, tại phiên thảo luận Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã giải trình về các vấn đề được đại biểu quan tâm.


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. (Ảnh: KT)

Trước hết, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) của Quốc hội là một nội dung rất trúng, rất đúng và đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội hiện nay. Bộ trưởng cũng đánh giá Đoàn giám sát đã đi sâu, đi sát, vẽ nên một bức tranh hiện trạng về công tác thực thi ATTP.

Về kết quả, Bộ trưởng bày tỏ đồng tình chung với kết quả đã được Đoàn giám sát đánh giá. Bộ trưởng nhấn mạnh 2 kết quả: “Thứ nhất là trong 5 năm thực hiện Luật An toàn thực phẩm, chúng ta đã sản xuất được khối lượng nông sản về cơ bản thỏa mãn nhu cầu. Mặt khác, trong 5 năm, chúng ta đã xuất khẩu chính ngạch tới 70 triệu tấn nông sản, nếu cộng cả phi chính ngạch thì trên 100 triệu tấn nông sản xuất khẩu ra thế giới, với giá trị khoảng 140 tỷ USD và thặng dư xấp xỉ 43 tỷ USD, đây chứng minh rằng chúng ta đã có cố gắng, để bảo đảm thực phẩm đáp ứng yêu cầu xã hội và một phần cho xuất khẩu. Thứ hai, cùng với các kết quả khác của công tác văn hóa, giáo dục, y tế, chúng ta đưa tuổi thọ bình quân của nhân dân lên 74 tuổi. Hai chỉ số này chứng minh trong 5 năm vừa qua và giai đoạn trước chúng ta đã có một bước phát triển tích cực”.

Người đứng đầu ngành NN&PTNT cũng thẳng thắn bày tỏ đồng tình với những tồn tại đã được nêu trong báo cáo và nhấn mạnh “tồn tại nhiều hơn kết quả đạt được”.

Giải trình trước Quốc hội về trách nhiệm và thái độ của Bộ NN&PTNT trong việc quản lý ATTP, Bộ trưởng cho biết, bản thân lãnh đạo Bộ từ đồng chí Bộ trưởng, các Thứ trưởng, 7 đơn vị trực tiếp quản lý đều đã theo dõi, đi cùng Đoàn giám sát. Trong quá trình đi cùng đã tiếp thu ngay những vấn đề bất cập của ngành, coi đây là cơ hội rất tốt cho ngành tái cơ cấu nông nghiệp phục vụ ATTP.

Người đứng đầu ngành NN&PTNN khẳng định: “Không chỉ chờ tới khi ban hành nghị quyết của Quốc hội tới đây mới sửa mà những vấn đề bất cập hiện ra chúng tôi tập trung chỉnh sửa ngay”.

Bộ trưởng ví dụ: “Về thuốc bảo vệ thực vật, có đại biểu nói hiện nay chúng ta có 4.000 tên thuốc là nhiều quá thì 8 tháng vừa qua, Bộ đã rà soát loại ra 600 sản phẩm không cần thiết đưa vào với lí do là gốc độc cao, trong đó có hai nhóm rất độc dù nhiều nước trên thế giới dùng nhưng ta kiên quyết loại ra”.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian tới sẽ còn tiếp tục siết chặt nữa. Bên cạnh đó là củng cố lại, kiểm tra, rà soát để hệ thống phân phối, cung cấp các thông tin để người dân hạn chế sử dụng, sử dụng đúng cách đúng lúc để góp phần giảm ngay độc hại từ đầu vào.

Mặt khác, theo Bộ trưởng, phân bón cũng là một trong những vấn đề bức xúc bởi hiện nay một năm chúng ta dùng tới 8 - 10 triệu tấn phân bón vô cơ, trong khi đó tỷ lệ phân bón hữu cơ là rất ít. Bộ trưởng thông tin, sau khi Quốc hội có ý kiến, Chính phủ đã quy định chính thức bàn giao nhiệm vụ từ Bộ Công thương quản lý một phần sang Bộ NN&PTNN quản lý toàn bộ. Đồng thời khẳng định: “Hiện Bộ đang tích cực và cố gắng trong qúy 3 trình xong nghị định quản lý phân bón. Bộ cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho trình luôn nghị định về xử phạt nghiêm minh trong quản lý phân bón. Bộ đang rất tích cực chuẩn bị theo hướng mà các đại biểu Quốc hội cho ý kiến là dần dần từng bước đẩy nhanh tiêu thụ, sử dụng phân hữu cơ”.

Từ những phân tích trên, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Chúng tôi ý thức được vai trò, trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNN trong quản lý ATTP và là một trong những Bộ phải chịu trách nhiệm trong nhiều vấn đề. Kết quả giám sát này có ý nghĩa quan trọng với Bộ, chỉ ra những vấn đề bất cập làm cơ sở cho Bộ hoàn thiện công tác quản lý của mình theo phân công”.

Kết thúc gần 10 phút giải trình, người đứng đầu Bộ NN&PTNT cũng khẳng định: “Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề về chương trình giám sát này thì chúng tôi sẽ bám vào đó để xây dựng kế hoạch chi tiết, hoàn thiện tiếp các thể chế, nghị định, thông tư. Đồng thời, tổ chức rà soát các đơn vị của mình để thực thi pháp luật từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường phối hợp liên ngành cũng như với địa phương để cố gắng thực hiện tốt nhất trách nhiệm được phân công nhằm xây dựng nền sản xuất, chế biến thực phẩm bảo đảm an toàn, sạch để phục vụ nhân dân, phục vụ nền sản xuất hàng hóa hội nhập của chúng ta”./.

Theo dangcongsan.vn
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, sáng 5/6, tại phiên thảo luận Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã giải trình về các vấn đề được đại biểu quan tâm. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. (Ảnh: KT) Trước hết, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) của Quốc hội là một nội dung rất trúng, rất đúng và đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội hiện nay. Bộ trưởng cũng đánh giá Đoàn giám sát đã đi sâu, đi sát, vẽ nên một bức tranh hiện trạng về công t&aacute

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn