Quan tâm đến những công trình xây dựng không giấy phép, những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG: BỘ XIN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG: BỘ XIN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Quan tâm đến những công trình xây dựng không giấy phép, những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.


Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn

Đưa ra câu hỏi chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng- tỉnh Bình Dương, chỉ ra nhiều công trình xây dựng không giấy phép, sai giấy phép mọc lên như tòa nhà ở phố Lê Trực - Hà Nội đang thách thức sự kiên nhẫn của cử tri. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết có cam kết với Quốc hội là không để xảy ra các vi phạm như đã nêu trên không? Lộ trình giải quyết dứt điểm các vi phạm ở chung cư như hiện nay như thế nào?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng về tình trạng vi phạm trong hoạt động xây dựng nói chung cũng như đô thị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, cùng với quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về thể chế cũng như tăng cường công tác quản lý nhà nước của các ngành, nhất là các địa phương về hoạt động xây dựng và xử lý vi phạm các hoạt động xây dựng, trong những năm qua, hoạt động xây dựng của chúng ta đã dần dần đi vào nề nếp, trật tự và số vụ vi phạm giảm dần, tính bình quân 3 năm từ năm 2016 tới 9 tháng của 2018 thì số vụ vi phạm hoạt động xây dựng đã giảm, bình quân là 13,2% tương đương với 1.100 vụ/năm. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, tình trạng vi phạm trong hoạt động xây dựng vẫn còn diễn ra khá phổ biến và diễn biến phức tạp, một số vụ việc vi phạm chưa được phát hiện kịp thời, nếu được phát hiện rồi thì có một số vụ việc chưa được xử lý một cách dứt điểm, nghiêm minh. Ví dụ, 9 tháng năm 2018 có đến 10.881 công trình vi phạm, trong đó không phép là 3.060, sai phép là 5.481 và các vi phạm khác là 2.340, mặc dù đã giảm bình quân khoảng 2-3% so với năm 2017 nhưng số lượng còn nhiều và diễn biến phức tạp.

Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sai phạm, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết: nguyên nhân của tình hình trên là còn thiếu một số quy định pháp luật hoặc một số các quy định pháp luật đã có nhưng chưa đủ rõ dẫn tới các sai phạm; ý thức chấp hành pháp luật về hoạt động xây dựng của một số chủ thể tham gia như các nhà thầu, các chủ đầu tư, thậm chí cơ quan quản lý nhà nước rồi một bộ phận nhân dân còn chưa tốt; công tác kiểm tra, phát hiện sớm vi phạm ngay từ lúc đầu và xử lý các vi phạm chưa dứt điểm, nghiêm minh; cưỡng chế, phá dỡ, khôi phục nguyên trạng ban đầu là một quá trình ở một số công trình hết sức phức tạp, kéo dài.

Về giải pháp khắc phục tình hình trong thời gian tới, Bộ trưởng đưa ra mấy mấy giải pháp cơ bản sau: Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, định mức xây dựng và các quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng nói chung cũng như công tác xử lý vi phạm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm; tăng cường công tác tuyên truyền để các chủ thể tham gia, người dân am hiểu các quy định về hoạt động xây dựng, tránh vi phạm.

Bộ trưởng cũng cho biết thêm, theo quy định pháp luật, việc quản lý hoạt động xây dựng cũng như xử phạt vi phạm trong hoạt động xây dựng thuộc trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các chủ thể tham gia các hoạt động này, không chỉ là của Bộ Xây dựng. Về phần mình, Bộ Xây dựng xin hứa với Quốc hội làm hết sức mình. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung cao độ cho công tác hoàn thiện thể chế liên quan, cũng như sửa đổi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật, cùng với các địa phương tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm; tin tưởng rằng với sự cố gắng chung của cả nước, của các ngành, các cấp thì tốc độ vi phạm hoạt động xây dựng chắc chắn sẽ ngày càng giảm dần xuống.


Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đưa ra quan điểm

Cũng quan tâm đến một số tồn tại của ngành xây dựng, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa - thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị Bộ trưởng trả lời cụ thể vào một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu như việc Bộ trưởng đã làm gì để kiến nghị sửa đổi pháp luật, Bộ trưởng đã báo cáo Thủ tướng về các địa phương không chấp hành những yêu cầu của Bộ chưa? Bộ trưởng đã làm gì để khắc phục tình hình vi phạm trong lĩnh vực xây dựng hết sức bức xúc? Đại biểu cũng chỉ ra thực tế rằng, một bao cát đổ trong hẻm được phát hiện ngay nhưng có những tòa nhà 5, 7 tầng giữa thủ đô, giữa các thành phố lớn hoàn tất xong rồi mới phát hiện vi phạm và đến nay cũng không chịu đập bỏ. Bộ trưởng cho biết giải pháp của mình như thế nào?

Giải đáp vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, với sự cố gắng của cả hệ thống các cấp, các ngành thì vi phạm trật tự trong hoạt động xây dựng ngày càng giảm dần, bình quân mỗi năm giảm 13,2%. Tuy nhiên, vi phạm này vẫn còn diễn ra khá phổ biến và có những biểu hiện phức tạp, đặc biệt một số vi phạm chưa được phát hiện kịp thời và xử lý một cách nghiêm minh.

Về một số nhiệm vụ mà Bộ Xây dựng đã thực hiện, theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, Bộ đã được giao và đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số luật liên quan như sửa đổi 04 luật về xây dựng, nhà ở, quy hoạch đô thị, kinh doanh bất động sản, đang xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Kiến trúc. Bộ đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt 2 đề án rất quan trọng đổi mới hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và hệ thống định mức đơn giá trong hoạt động xây dựng. Chính phủ ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và Bộ đã tăng cường công tác kiểm tra. Cũng theo Bộ trưởng, trong năm 2017 - 2018 Bộ Xây dựng đã tiến hành tổng kiểm tra trên toàn quốc về 2 cuộc: Một là, tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng quy hoạch đô thị; Hai là, hoạt động xây dựng và cấp phép xây dựng ở một số đô thị và đã có báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc này. Hàng năm, nhất là năm 2018, Bộ đã tổ chức nhiều đoàn, nhiều cuộc xuống các địa phương để kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước trong các hoạt động xây dựng và có thông báo với các địa phương để phối hợp tổ chức tốt hơn nữa quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng. Cũng theo Bộ trưởng, Mỗi năm Bộ đã thực hiện khoảng 80-90 cuộc thanh tra với khoảng gần 200 công trình, qua đó đã xử lý vi phạm cũng như rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác thể chế.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng khẳng định, Bộ xin chịu trách nhiệm về những hạn chế, tồn tại trong công việc quản lý nhà nước, sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Quan tâm đến những công trình xây dựng không giấy phép, những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn Đưa ra câu hỏi chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng- tỉnh Bình Dương, chỉ ra nhiều công trình xây dựng không giấy phép, sai giấy phép mọc lên như tòa nhà ở phố Lê Trực - Hà Nội đang thách thức sự kiên nhẫn của cử tri. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết có cam kết với Quốc hội là không để xảy ra các vi phạm như đã nêu trên không? Lộ trình giải quyết dứt điểm các vi phạm ở chung cư như hi

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn