Sáng 13/6, tiếp tục chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng dư thừa thịt lợn dẫn đến giá thịt lợn giảm mạnh trong thời gian qua.
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta mới chỉ làm tốt khâu sản xuất
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta mới chỉ làm tốt khâu sản xuất
Sáng 13/6, tiếp tục chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng dư thừa thịt lợn dẫn đến giá thịt lợn giảm mạnh trong thời gian qua.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Sơn- tỉnh Hà Tĩnh chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Ảnh: Đình Nam

Quan tâm đến vấn đề dư thừa lợn trong thời gian vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Sơn- tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch dự báo phát triển sản phẩm ngành chăn nuôi theo quy hoạch tại Quyết định số 124 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng đàn lợn đến năm 2015 là 32.200.000 con và đến năm 2020 là 34.400.000 con. Nhưng theo số liệu thống kê hàng năm, tức là 01/10 thì năm 2015 tổng đàn lợn mới đạt được 27.750.000 con, tháng 10/2016 tổng đàn lợn mới đạt 29.075.000 con, thấp hơn nhiều so với quy hoạch mà thị trường đã dư thừa đến hàng chục triệu con lợn và giá thì giảm sút thảm hại, người chăn nuôi thua lỗ nặng, lúng túng trong giải pháp giải cứu. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nguyên nhân, giải pháp và trách nhiệm của Bộ về vấn đề này.

Cũng băn khoăn về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Lan- tỉnh Bắc Ninh nhận định, tình hình ngành chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi đặc biệt khó khăn do cung vượt cầu, lượng thịt dư thừa quá lớn dẫn đến giá thịt lợn lao dốc không phanh, đến thời điểm này ngành chăn nuôi đã lỗ đến 50% giá thành, gây thiệt hại quá lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Bộ đã có những giải pháp khá tích cực như tuyên truyền, huy động các lực lượng xã hội tham gia giải cứu lượng lợn dư thừa, đề nghị các địa phương dừng cấp mới các dự án chăn nuôi lợn tránh phá vỡ quy hoạch. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết hiệu quả vấn đề này như thế nào?


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn của ĐBQH

Chia sẻ về tình hình nuôi lợn vừa qua, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, tình trạng thừa thịt lợn như hiện nay là do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là về sức sản xuất. Sức sản xuất tại nước ta trong những năm vừa qua tăng trưởng quá nhanh, trong hơn 10 năm qua, riêng thịt lợn nói chung đã tăng trên 3,6 lần, từ 3,4 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn. Lợn nái từ hơn 2 triệu con bây giờ lên 4,2 triệu con. Lợn sữa tăng 15 lần, từ 511.000 tấn lên 800.000 tấn. Cá nuôi, không kể cá khai thác tăng từ 1,8 lên 3,4 triệu tấn, cùng với đó là 10 tỷ quả trứng. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, 3 năm gần đây không có dịch bệnh, làm cho sức tăng trưởng của thực phẩm Việt Nam tăng quá nhu cầu trong tại một thời điểm.

Thứ hai là do tổ chức ngành hàng chưa tốt, thể hiện ở 3 điểm: Một là, cho đến nay nước ta vẫn còn tới 3 triệu hộ chăn nuôi và 446 trang trại. Nhưng chúng ta vẫn phải duy trì vì nông dân không biết làm gì ngoài chăn nuôi. Câu hỏi đặt ra là làm sao trong thời gian tới cần phải co lại loại hình này vì chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ như thế thì giá thành sẽ cao và khó kiểm soát. Hai là, chế biến cách xa với sản xuất. Hiện nay chỉ có rất ít doanh nghiệp chế biến từ giống đến chăn nuôi, giết mổ, phân phối, làm cho khâu tiêu thụ hiện nay vẫn trên 90% theo kiểu truyền thống. Vẫn là thịt lợn tươi bán ở phản thịt không phù hợp với những chuyển đổi cơ cấu nhu cầu, cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Ba là, về tổ chức thị trường, thực phẩm Việt Nam nói chung, đặc biệt thịt lợn là một trong những ngành hàng yếu nhất, mới xuất khẩu được ở 3 nước, xuất khẩu lợn sữa 1 năm 20.000 tấn, còn lại chủ yếu là ngoại thương tiểu ngạch qua Trung Quốc, còn các thị trường khác vẫn chưa khai thác được. Tóm lại là trong 3 khâu: sản xuất, chế biến, mở cửa thị trường, tổ chức thị trường, chúng ta mới làm được 1 khâu đầu còn 2 khâu sau rất yếu. Từ tình hình đó dẫn đến hệ lụy như tháng 4 vừa qua, chúng ta đã đạt tới giới hạn cuối cùng của khủng hoảng thừa khi không bán được hàng tại biên giới nữa, lại vào mùa nóng, sức tiêu thụ của thịt lợn giảm đi, nhu cầu thực phẩm khác thay thế dẫn đến tình trạng dư thừa.


Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến- tỉnh Thanh Hoá phát biểu tranh luận tại Hội trường

Phát biểu tranh luận, đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến- tỉnh Thanh Hoá đánh giá cao nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rằng ngành chăn nuôi có 3 phân khúc, thì 2 phân khúc còn hạn chế và trong đó có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh chăn nuôi lợn trong giai đoạn vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân phải chuyển chuồng nuôi từ khu dân cư ra khu cách ly theo quy hoạch để đảm bảo tiêu chí môi trường, xây dựng nông thôn mới theo quy định. Nông dân phải dồn đổi ruộng đất của gia đình mình về khu quy hoạch trang trại và thực hiện chuyển nhượng đất đai và có diện tích xây dựng chuồng trại, mang tài sản gia đình để vay vốn ngân hàng cộng số vốn ít ỏi tích lũy bao năm để xây dựng chuồng trại chăn nuôi với quy mô lớn hơn xen kẽ trong khu dân cư. Theo đại biểu, nếu quan sát kỹ thì các cấp chính quyền, các ngành hoàn toàn có thể phát hiện được việc gia tăng quy mô chăn nuôi một cách bất thường và có sự chỉ đạo cảnh báo chủ động kịp thời, tìm đầu ra trước khi xảy ra cơn dư chấn trong ngành chăn nuôi lợn như vừa qua. Tuy nhiên, những người nông dân chưa nhận được sự chỉ đạo, cảnh báo nào của các cấp, các ngành, trong đó có ngành nông nghiệp.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Mai Sỹ Diến, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, trách nhiệm của Bộ không chỉ đối với sản phẩm thịt lợn mà với các sản phẩm khác cũng cần có sự rà soát lại từ quy hoạch, chiến lược phát triển gắn với thị trường rõ hơn. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan của trung ương và địa phương, phối hợp các thành phần kinh tế, phối hợp với hệ thống cơ sở để phục vụ cho phát triển hàng hóa từng bước bền vững là rất cần thiết.
Theo quochoi.vn
Sáng 13/6, tiếp tục chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng dư thừa thịt lợn dẫn đến giá thịt lợn giảm mạnh trong thời gian qua. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Sơn- tỉnh Hà Tĩnh chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Ảnh: Đình Nam Quan tâm đến vấn đề dư thừa lợn trong thời gian vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Sơn- tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch dự báo phát triển sản phẩm ngành chăn nuôi theo quy hoạch tại Quyết định số 124 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng đàn lợn đến năm 2015 là 32.200.000 con và đến năm 2020 là 34.400.000 con. Nhưng theo số l

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn