Ngày 31/10, ngày chất vấn thứ hai của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quan tâm đến việc thực hiện các dự án ODA, các đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về nhiều vấn đề như thủ tục hành chính cản trở việc thực hiện dự án, thời gian chuẩn bị kéo dài, khắc phục những bất cập trong triển khai dự án và thu hút vốn cho các vùng khó khăn.
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRẢ LỚI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ODA
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRẢ LỚI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ODA

Ngày 31/10, ngày chất vấn thứ hai của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quan tâm đến việc thực hiện các dự án ODA, các đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về nhiều vấn đề như thủ tục hành chính cản trở việc thực hiện dự án, thời gian chuẩn bị kéo dài, khắc phục những bất cập trong triển khai dự án và thu hút vốn cho các vùng khó khăn.

Sẽ đôn đốc giải quyết thủ tục phê duyệt dự ODA nhanh chóng, minh bạch và chặt chẽ

Trong phiên họp buổi sáng, trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Đà Nẵng, gửi đến trước đó về việc chậm phê duyệt dự án ODA gây thiệt hại đối với cả doanh nghiệp và nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, do ODA là một nguồn ngân sách của nhà nước nên nguyên tắc sử dụng ODA vốn vay ưu đãi phải đảm bảo tính hiệu quả và phải nằm trong trần nợ công, nợ bội chi, nợ Chính phủ mà Quốc hội đã cho phép. Quy trình, thủ tục phê duyệt dự án đã được thiết kế hết sức chặt chẽ gồm 4 bước: Đề xuất dự án - Phê duyệt chủ trương - Quyết định đầu tư - Ký kết hiệp định và triển khai dự án. Bốn quy trình này đều phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên thực tế các quy trình này còn phức tạp hơn, bởi vì bên cạnh quy trình ở trong nước, chúng ta còn phải thực hiện các yêu cầu quy định của các nhà tài trợ nước ngoài nên thực tế thường kéo dài hơn. Thời gian chuẩn bị dự án không phải chỉ 6 tháng, trung bình hiện nay khoảng 2-3 năm, có những dự án lớn, phức tạp phải đến 5 năm mới có thể xong được các quy trình này.

Bộ trưởng nhấn mạnh, chuẩn bị dự án càng kỹ, càng tốt, chất lượng càng cao thì khi triển khai thực hiện càng nhanh, càng hiệu quả và không làm phát sinh thêm chi phí. Bộ cũng đang hướng tới là phải tăng cường khâu chuẩn bị dự án để khi ký hiệp định thì lúc đó mới bắt đầu phát sinh chi phí như phí lãi vay và phí cam kết. Nếu chuẩn bị dự án không tốt khi thực hiện sẽ kéo dài, làm phát sinh thêm các chi phí đó.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn thừa nhận thực trạng về mặt thủ tục xử lý thì chất lượng hồ sơ còn chưa tốt, thiếu, chưa đầy đủ, giải trình nhiều lần như đại biểu đề cập. Cùng với đó, các bộ, các cơ quan tham gia xử lý chưa nhanh, thiếu nhất quán và chưa rõ, chung chung nên khi tổng hợp để xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ cũng làm mất thời gian. Do đó, Bộ trưởng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, đôn đốc giải quyết thủ tục một cách minh bạch và nhanh hơn để đáp ứng được yêu cầu mà vẫn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ.

Cho rằng cần phải làm cẩn thận trong khâu chuẩn bị dự án, phát biểu tranh luận tại phiên họp đại biểu Nguyễn Ngọc Phương – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng, chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc chuẩn bị dự án một cách cẩn thận, không những 1 năm mà có thể 5 năm hoặc 10 năm nhưng khi có dự án họ đầu tư tiền thì làm rất nhanh. Điều này khác với thực tế ở Việt Nam khi làm dự án rất nhanh nhưng hiệu quả không chắc chắn, cuối cùng từ 1 phải nâng lên gấp 2-3 lần.

Khắc phục bất cập xung quanh việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

Trao đổi thêm về nội dung chất vấn sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - TP Đà Nẵng cho hay, chi phí mà mình đề cập là chi phí về cơ hội, chi phí của xã hội do chính thủ tục đặt ra. Đại biểu nêu rõ, trong hoàn cảnh đất nước gặp khó khăn về tài chính, có được nguồn ngân sách tài trợ, đặc biệt là vốn ODA không hoàn lại thì càng đáng quý, nhưng khi làm thủ tục tiếp nhận gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thủ tục trong nước gây ra như yêu cầu tổ chức nhận vốn ODA phải có cơ quan chủ quản, trong khi luật pháp không quy định mà văn bản dưới luật tạo ra rào cản này.


Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng, đặt vấn đề thủ tục phê duyệt rườm rà làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ODA

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy dẫn chứng trường hợp của trung tâm nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng đăng ký là tổ chức khoa học, công nghệ theo Nghị định 81 đã thực hiện giai đoạn 1 của dự án phòng, chống HIV/AIDS được Chính phủ Mỹ tiếp tục cho tài trợ giai đoạn 2 qua đấu thầu kinh phí là 4,5 triệu đôla, công ty mất 21 tháng với khoảng 60 văn bản gửi các nơi liên quan, đến nay mới xong được 1/3 giai đoạn phê duyệt. Điều này khiến nhà tài trợ là Đại sứ quán Mỹ cũng sốt ruột phải gửi thư đến chính quyền vì không thể hiểu nổi các thủ tục phiền toái của ta. Đại biểu đặt câu hỏi, Bộ có biết đến tình trạng này và có giải pháp gì để tháo gỡ?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng cho rằng, ở đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải tổng kết, đánh giá xem quy trình, thủ tục phê duyệt như vậy trung bình hết bao nhiêu thời gian ở tất cả các cấp và toàn bộ thời gian đó gây tốn kém, thất thoát cho Nhà nước là bao nhiêu tiền?

Đại biểu lưu ý đừng quá kỳ vọng và cũng không nên kỳ thị đối với vốn ODA mà vấn đề đặt ra là phải quản lý, sử dụng và phát triển nguồn vốn như thế nào, không phải quản lý không được thì lại tạo ra rào cản để cản trở. Nếu thực tế không hiệu quả, không phù hợp thì Bộ phải tham mưu cho Chính phủ, tham mưu cho Quốc hội đề xuất để sửa luật, cần thiết phải quy định chặt chẽ vào trong luật thay vì để luật không quy định mà ở nghị định lại tạo ra những rào cản.

Cho rằng câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa thỏa đáng, đại biểu Đỗ Thị Lan – Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, tranh luận, giám sát của Quốc hội đã chỉ rõ những hạn chế cần phải khắc phục và đã có nghị quyết giám sát đưa ra những nội dung cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Thực trạng trong việc đầu tư của dự án ODA, thời gian kéo dài từ 2 - 3 năm nhưng là do hệ thống pháp luật chưa được đầy đủ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; năng lực thực hiện các điều kiện ràng buộc của các đơn vị tư vấn theo yêu cầu của nhà tài trợ còn hạn chế; việc cung cấp các thông tin, công khai minh bạch các thông tin về vốn ODA; sự phối hợp giữa các bộ, giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cũng như các bộ ngành có liên quan thì trong nội dung này, để phê duyệt các dự án ODA, nguồn vốn vay ODA rất phức tạp, bất cập và kéo dài thời gian. Do vậy, Nghị quyết của sau giám sát cũng đã đưa ra các nội dung cần phải khắc phục các hạn chế này để đẩy nhanh việc huy động cũng như quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới.


Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan phát biểu tranh luận tại phiên họp

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ cũng đang trong quá trình triển khai thực hiện theo đúng nghị quyết giám sát để khắc phục những bất cập xung quanh việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới. Theo đó, bên cạnh tổng kết rút kinh nghiệm, hoàn thiện tổng thể các quy định pháp luật còn xây dựng phương án công khai, minh bạch thông tin; xem xét hết sức thận trọng chất lượng tư vấn và vấn đề quan trọng nhất xử lý phối hợp giữa các bộ, ngành sao cho nhanh hơn, thuận lợi hơn, minh bạch hơn nhưng vẫn đảm bảo thận trọng theo quy trình pháp luật quy định.

Quan tâm ưu tiên thu hút đầu tư cho Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ

Liên quan đến thu hút vốn ODA, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, cho biết, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung, trong đó có vốn ODA. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết tỷ lệ vốn ODA dành cho 3 Tây nói trên chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với các vùng khác, để trên cơ sở đó cử tri mong muốn Chính phủ có sự quan tâm nhiều hơn nữa trong việc cân đối các nguồn lực đầu tư hài hòa giúp cho Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ bớt khó khăn và từng bước phát triển.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ là 3 có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao, có địa hình rất phức tạp nhưng hạ tầng rất yếu kém, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cũng rất lớn. Đặc biệt là rất khó thu hút đầu tư, cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Do vậy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn đặt quan tâm, ưu tiên hàng đầu cho đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với 3 vùng này, kể cả phần ngân sách của Trung ương cũng như nguồn vốn ODA.

Nêu rõ, theo Quyết định 251 của Thủ tướng Chính phủ xác định các khu vực này là các khu vực ưu tiên, để thu hút đầu tư thì những năm vừa qua đã cải thiện và đã tăng dần các tỷ trọng cho 3 khu vực này, Bộ trưởng dẫn số liệu, vùng trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2011 - 2015 chiếm tỷ trọng là 2,61%, đến 2016 - 2017 đã tăng lên 4,32%; khu vực Tây Nguyên tăng từ 1,5% lên 2,05%, vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng tương tự như vậy.


Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, phản ánh mong muốn của cử tri về việc quan tâm đầu tư cho các khu vực khó khăn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng tỷ lệ này đang còn thấp. Mặc dù nhiều dự án nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung vào các vấn đề y tế, an sinh xã hội, giáo dục và cải thiện kế sinh nhai, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nên quy mô rất nhỏ, tổng giá trị đang còn thấp. Vì vậy, Bộ xác định trong thời gian tới sử dụng các nguồn lực, nhất là ODA, cùng với các nhà tài trợ, tiếp tục quan tâm để tham mưu cho Chính phủ để tăng những dự án ODA phù hợp với các khu vực này để có điều kiện phát triển tốt hơn, nhanh hơn.

Ngoài ra, cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Trương Minh Hoàng – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau về việc cân nhắc cắt giảm thủ tục đối với điều kiện đầu tư kinh doanh để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Bộ trưởng cho hay, đây là vấn đề khó, phức tạp khi phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong những lĩnh vực pháp luật không cấm nhưng cũng phải đảm bảo công cụ quản lý nhà nước chặt chẽ về quốc phòng an ninh, về công nghệ, môi trường, sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cùng với việc rà soát, sửa đổi Luật Đầu tư cũng như xây dựng định hướng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài thời gian tới, Bộ sẽ ghi nhận và lưu ý rà soát các quy định liên quan.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Ngày 31/10, ngày chất vấn thứ hai của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quan tâm đến việc thực hiện các dự án ODA, các đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về nhiều vấn đề như thủ tục hành chính cản trở việc thực hiện dự án, thời gian chuẩn bị kéo dài, khắc phục những bất cập trong triển khai dự án và thu hút vốn cho các vùng khó khăn. Sẽ đôn đốc giải quyết thủ tục phê duyệt dự ODA nhanh chóng, minh bạch và chặt chẽ Trong phiên họp buổi sáng, trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Đà Nẵng, gửi đến trước đó về việc chậm phê duyệt dự án ODA gây thiệt hại đối với cả doanh nghiệp và nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn