Niềm tin khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với các chuẩn mực văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Chuẩn mực văn hóa là những giá trị được đúc kết và là cơ sở để tạo dựng niềm tin, góp phần định hướng điều chỉnh niềm tin của con người. Khi văn hóa chứa đựng những giá trị phổ quát, phù hợp với thực tế, nó sẽ tạo nên những giá trị đích thực của niềm tin.

Xây dựng niềm tin khoa học với khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam
Xây dựng niềm tin khoa học với khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam

trị văn hóa giúp củng cố niềm tin khoa học

 

Niềm tin khoa học là hệ quả của các quá trình tương tác xã hội, nên nó cũng chịu sự quyết định của văn hóa và thay đổi khi văn hóa thay đổi. Từ khía cạnh văn hóa, niềm tin khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với các chuẩn mực văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Các chuẩn mực văn hóa vừa là những giá trị đã được phân loại, đúc kết vừa là cơ sở để tạo dựng niềm tin, góp phần định hướng và điều chỉnh niềm tin của con người. Khi văn hóa chứa đựng những giá trị phổ quát, đúng đắn, phù hợp với thực tế, nó sẽ tạo nên những giá trị đích thực của niềm tin.

 

Các giá trị văn hóa là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng niềm tin của con người vào cuộc sống. Khi văn hóa được coi trọng và phát huy, khi các giá trị của nó được hun đúc và xây dựng sẽ giúp con người thêm tin yêu hơn vào cuộc sống hiện tại, tin vào tương lai, tạo nên ý chí quyết tâm thúc đẩy hoạt động. Ngược lại, nếu các giá trị văn hóa bị mai một, xuống cấp thì tất yếu niềm tin cũng giảm theo. Một xã hội có các giá trị văn hóa là những “tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ”(1) thì tất yếu con người trong xã hội đó luôn có niềm tin vào cuộc sống, và niềm tin này được xây dựng, củng cố bằng các cơ sở khoa học vững chắc. Như vậy, văn hóa chính là cơ sở, là yếu tố tác động và chi phối niềm tin của con người. Lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã cho thấy, các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam (yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất; ý chí độc lập và tự cường dân tộc; yêu thương, độ lượng, sống có nghĩa tình; tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất; truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo…) đã tạo nên niềm tin bất diệt về một Việt Nam hùng cường, niềm tin đó giúp chúng ta luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách.

 

2. Giải pháp nhằm xây dựng niềm tin khoa học với khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam

 

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, các yếu tố văn hóa trong và ngoài nước có tác động không nhỏ đến niềm tin của xã hội ta. Trong những năm gần đây, lĩnh vực văn hóa ở nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần lan tỏa tinh thần hưng phấn trong xã hội, tạo cơ sở cho niềm tin, góp phần định hướng và điều chỉnh niềm tin của con người, tạo động lực phát triển cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước; chưa được nhận thức, quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; việc đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; xây dựng con người, văn hóa chưa được xác định đúng tầm; nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong; đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn; môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi nạn tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Đã có những biểu hiện phản cảm, nhố nhăng cả trong tiếp nhận, hưởng thụ cũng như sáng tạo, truyền bá văn hóa. Thậm chí, đã có những biểu hiện nghi ngờ, xét lại các giá trị văn hóa truyền thống… Thực trạng đó là một trong những nguyên nhân làm cho niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước có lúc, có nơi bị giảm sút.

 

Để xây dựng niềm tin khoa học nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, thiết nghĩ cần phải chú trọng một số giải pháp cụ thể sau:

 

Một là, tiếp tục xây dựng và củng cố niềm tin khoa học

 

Thứ nhất, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

Là nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần lý giải và khẳng định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. Tin tưởng và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cơ sở khoa học để chúng ta tác động tích cực đến niềm tin, thái độ, ý thức, trách nhiệm của công dân trong việc khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

 

Thực tiễn hơn 90 năm qua của cách mạng Việt Nam cho thấy, bản chất tốt đẹp gắn liền với những việc làm thiết thực, Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng đã thực sự quy tụ được niềm tin của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc mọi giai tầng, vùng miền. Đây chính là nguyên nhân hết sức quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Những thành tựu to lớn mà đất nước đã đạt được trong suốt thời gian qua được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng nhất là Dân tin vào Đảng và Đảng tin vào Dân: “ý Đảng lòng Dân”. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để chúng ta khơi dậy khát vọng phát triển trong mỗi con người Việt Nam, trong dân tộc Việt Nam, trong các tầng lớp nhân đân nhằm xây dựng một nước Việt Nam hung cường - đó mới là đỉnh cao của mục tiêu trong xây dựng niềm tin khoa học, niềm tin xã hội, trong xây dựng văn hóa Việt Nam.

 

Thứ hai, nuôi dưỡng niềm tin khoa học thông qua mối quan hệ giữa khoa học với hệ thống truyền thông.

 

Trong xã hội hiện đại, truyền thông có vai trò quan trọng, mang lại rất nhiều lợi ích đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con người. Truyền thông có sức mạnh to lớn, gắn kết mọi vùng miền, chuyển tải các tri thức, làm cho mọi người trên thế giới hiểu nhau, gần nhau hơn. Truyền thông có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin cho toàn dân, giúp người dân tiếp cận các loại thông tin phục vụ đời sống. Công chúng (bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà báo, giáo viên, những người lãnh đạo, quản lý trong chính phủ, chuyên gia trong ngành, nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ…) cần có mối quan hệ trực tiếp, có ý nghĩa và đáng tin cậy với các nhà khoa học xuất sắc mà công trình của họ đã được xem xét kỹ lưỡng bằng đánh giá đồng cấp. Đổi lại, các nhà khoa học cần phải chuyên tâm truyền đạt kết quả, sản phẩm của họ đến nhiều đối tượng hơn. Các bộ phận truyền thông của thể chế và các chương trình tiếp cận cộng đồng nên hỗ trợ họ trong việc quản lý mối quan hệ này một cách chiến lược. Vì vậy, báo chí nói riêng, truyền thông nói chung là “chiếc cầu nối” không thể thiếu giữa người dân với xã hội, với thế giới rộng lớn xung quanh. Một trong những chức năng xã hội quan trọng của báo chí, của truyền thông là góp phần duy trì, phát triển mối liên kết giữa người dân với đời sống xã hội, và từ đó, sâu xa hơn, củng cố lòng tin của người dân vào các giá trị xã hội. Có thể nói, độ tin cậy của một nền báo chí cũng biểu hiện độ tin cậy của chính hệ thống xã hội. Chính vì thế, để củng cố và gia tăng niềm tin trong xã hội - một trong những động lực của sự phát triển trong xã hội hiện đại - không thể không và tôn trọng tính trung thực, tính khách quan và tính chiến đấu của nhà báo(2).

 

Hai là, không ngừng coi trọng các giá trị văn hóa, xem đây là một trong những động lực nội sinh quan trọng để phát triển đất nước

 

Thứ nhất, tăng cường xây dựng các hoạt động, các giá trị văn hóa lành mạnh.

 

Ngày nay, trong sự phát triển đa dạng của văn hóa, niềm tin của con người luôn có những cách tiếp cận và “giải mã” khác nhau. Khi nền văn hóa được cộng đồng chấp nhận, nó tạo ra niềm tin cho cộng đồng, nhưng khi nó không ổn định thì sẽ tạo ra sự nghi ngờ, và từ nghi ngờ sẽ dễ dẫn đến việc phá vỡ các chuẩn mực. Thực tế cho thấy đã có sự xung đột giữa niềm tin và văn hóa, nhất là khi cả hai chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Những sai lệch về niềm tin hoặc sự mất niềm tin sẽ xuất hiện khi văn hóa không theo kịp những biến đổi của kinh tế, xã hội và nhất là khi văn hóa không có những giá trị tích cực, lành mạnh.

 

Niềm tin trở thành chuẩn mực văn hóa khi nó phản ánh niềm tin chung của cộng đồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên niềm tin này không phải lúc nào cũng chính xác và phù hợp với niềm tin của mọi cá nhân trong xã hội. Vậy nên việc xây dựng các hoạt động, các giá trị văn hóa lành mạnh để góp phần tạo dựng niềm tin khoa học trở thành yêu cầu vô cùng quan trọng trong việc khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Để làm được điều này, trước hết cần phát huy truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng; gìn giữ, phát huy các giá trị, chuẩn mực cốt lõi của văn hóa, của môi trường; hình thành và hoàn thiện các giá trị mới, chuẩn mực mới; bảo tồn có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; quan tâm và có sự hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của các dân tộc… Nói cách khác, cần tạo dựng môi trường văn hóa: “Có cơ chế, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phát huy ý thức tự giác của toàn dân xây dựng và thực hiện các chế tài, quy định, quy ước xã hội, bảo đảm công bằng về cơ hội và hưởng thụ văn hóa. Khắc phục sự chệnh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp”(3)

 

Tiếp đến, gắn với bối cảnh mới, cần phải tạo ra các sản phẩm văn hóa có giá trị, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân qua đó nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Để làm được điều này phải chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình văn hóa nghệ thuật, “tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ tham gia; khuyến khích tự do sáng tạo, thực thi quyền tác giả”(4)

 

Thứ hai, cần tiếp tục có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam.

 

Hiện nay, chúng ta đã và đang xây dựng “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được tạo dựng bởi sức mạnh con người Việt Nam. Song, để phát huy tốt hơn sức mạnh văn hóa, con người trong bối cảnh hiện đại, càng cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa. Việc có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam sẽ giúp hình thành niềm tin khoa học đối với các giá trị văn hóa, từ đó tránh những ngộ nhận, hiểu nhầm (thậm chí hiểu sai lệch), đồng thời để chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc vừa thiếu tính học thuật vừa thiếu tính phê bình, tính xây dựng. Thực tế cho thấy, sự sai lệch về niềm tin, sự thiếu hụt các cơ sở khoa học là nguyên nhân khiến con người dần mất niềm tin vào cuộc sống. Nhìn lại lịch sử thế kỷ XX, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, sụp đổ chính là do mất niềm tin, do niềm tin không được hình thành trên các cơ sở khoa học: “Chính vì mất niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mà chỉ sau một đêm, toàn bộ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị xóa sạch ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hậu quả của nó thật khủng khiếp: Đảng cộng sản bị giải tán, đất nước rơi vào khủng hoảng mất phương hướng. Nhớ lại tấn bi kịch này, nhiều chính khách và nhiều trí thức lớn ở Nga đã bày tỏ sự thất vọng và họ tự thấy ấy ân hận, mắc tội về sự tan rã của Liên Xô”(5). Việc tăng cường nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn nữa cho những nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam là để có cơ sở lan tỏa giá trị truyền thống trong cộng đồng; vừa khơi dòng, vừa thúc đẩy sự phát triển, đồng thời góp phần định hướng điều chỉnh các hoạt động khôi phục giá trị văn hóa, con người Việt Nam một cách đúng hướng.

 

Ba là, làm tốt hơn nữa công tác giáo dục, trong đó chú trọng xây dựng con người văn hóa đồng thời cải thiện giáo dục tri thức và đào tạo giao tiếp khoa học

 

Thứ nhất, chú trọng xây dựng con người văn hóa.

 

Con người là vừa là chủ thể sáng tạo nhưng cũng là đối tượng chịu tác động của văn hóa. “Văn hóa, nếu hình dung như một tam giác nguyên thủy thì đỉnh trên của nó là Con người, hai đỉnh dưới là Thiên nhiên và Xã hội. Và trong mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều này, thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất. Con người chẳng những là chủ (khách) thể của văn hóa, mà còn là kẻ mang vác những giá trị văn hóa”(6). Con người văn hóa là con người có lý tưởng, có niềm tin khoa học vào các hệ giá trị văn hóa dân tộc. Không chỉ thế, anh ta còn là người chuyển tải, “mang vác” các giá trị văn hóa đến với cộng đồng, thế giới; biết giao lưu văn hóa, tiếp biến có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại… Như vậy, chỉ khi chúng ta chú trọng xây dựng con người văn hóa thì mới có cơ sở để củng cố niềm tin, để giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; là cơ sở để bồi đắp, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị “dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học”.

 

Thứ hai, cải thiện giáo dục tri thức và chuẩn mực nghiên cứu, phố biến sản phẩm khoa học trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.

 

Giáo dục là cách thức con người chuyển tải, truyền bá tri thức, kỹ năng và các chuẩn mực hành vi từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách liên tục. Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình xã hội hóa cá nhân để biến cá nhân với tư cách là cá thể sinh học xã hội trở thành một thành viên đầy đủ của xã hội. Quá trình này bao gồm cả việc học trong nhà trường và tự học của bản thân, diễn ra trong cả 3 môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Quá trình giáo dục giúp cá nhân tối ưu hóa sự phát triển của chính bản thân (trí lực, thể lực và tâm lực), trong đó việc lĩnh hội tri thức song hành với rèn luyện các phẩm chất nhân cách mà xã hội mong đợi. Vì vậy, việc giáo dục tri thức khoa học cần được xem trọng và đẩy mạnh nhằm tạo ra những thế hệ con người Việt Nam không chỉ có niềm tin khoa học, biết nghiên cứu khoa học, biết hành động theo khoa học, lan tỏa niềm tin khoa học trong cộng đồng mà còn biết phản bác những luận điểm phản khoa học, xuyên tạc khoa học.

 

Nâng cao các chuẩn mực trong nghiên cứu khoa học để hạn chế tối đa những lệch lạc, thiên kiến do áp lực đến từ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Các nhà khoa học cũng cần được trang bị các nền tảng, kỹ năng công nghệ không chỉ để phục vụ nghiên cứu mà còn hỗ trợ việc giao lưu, trao đổi học thuật, truyền bá tri thức, đem kết quả nghiên cứu đến với công chúng và thị trường.

 

Tóm lại, niềm tin khoa học được xuất phát từ thực tiễn, được tạo dựng từ thực tiễn, mang tính hiện thực và gắn liền với lý tưởng cao đẹp. Nó khác với thái độ cuồng tín, bất chấp thực tiễn. Với niềm tin khoa học, dù đứng trước những khó khăn, nguy hiểm, chúng ta vẫn luôn kiên định phấn đấu, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng đã chọn.

 

Xây dựng niềm tin khoa học chính là một trong những cách thức để khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đây vừa là một phương thức, vừa là sứ mệnh của thế hệ hôm nay trong việc tiếp nối và trao truyền cho các thế hệ mai sau những tài sản quý báu mà cha ông ta từ ngàn đời đã chắt chiu để lại./.

 __________________________________________________

(1) Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (2021), “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, bài phát biểu tại Hội nghị văn hoá toàn quốc, 24/11/2021, https://dangcongsan.vn/tieu-diem/xay-dung-giu-gin-va-phat-huy-nhung-gia-tri-dac-sac-cua-nen-van-hoa-viet-nam-597997.html.

(2) Trần Hữu Quang (2011), “Báo chí và lòng tin trong xã hội”, Tuổi trẻ cuối tuần, số ra ngày 19/6/2011.

(3), (4) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, T.1, tr.144,145.

(5) Mai Hải Oanh (2019), “Sức mạnh của niềm tin”, Tạp chí cộng sản điện tử, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-luan/-/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/suc-manh-cua-niem-tin, 18:23, ngày 09/10/2019.

(6) Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.9.

PGS,TS. Đoàn Triệu Long - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

Học viện Chính trị khu vực III

trị văn hóa giúp củng cố niềm tin khoa học   Niềm tin khoa học là hệ quả của các quá trình tương tác xã hội, nên nó cũng chịu sự quyết định của văn hóa và thay đổi khi văn hóa thay đổi. Từ khía cạnh văn hóa, niềm tin khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với các chuẩn mực văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Các chuẩn mực văn hóa vừa là những giá trị đã được phân loại, đúc kết vừa là cơ sở để tạo dựng niềm tin, góp phần định hướng và điều chỉnh niềm tin của con người. Khi văn hóa chứa đựng những giá trị phổ quát, đúng đắn, phù hợp với thực tế, nó sẽ tạo nên những giá trị đích thực của niềm tin.   Các giá trị văn hóa là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng niềm tin

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn