“Ngay từ đầu khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà đấu tranh đi thẳng lên con đường XHCN".

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Cách đây 176 năm, vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Ăngghen đã công bố trước toàn thế giới tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bất công. Trung thành vận dụng những tư tưởng tiến bộ của Tuyên ngôn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tiến hành sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với mục đích cao cả, vĩ đại. Đó là mang lại cuộc sống hoà bình, ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân, và khát vọng vươn tới một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, lần đầu tiên, Đảng ta đã xác định những mục tiêu và tầm nhìn chiến lược, thúc đẩy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường gắn với những dấu mốc thời gian cụ thể. Theo đó, Đảng ta đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam là nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, với mục tiêu và tầm nhìn như vậy, Đại hội XIII đã mở ra một chặng đường mới để quy tụ sức mạnh toàn dân tộc trên con đường hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường.

 

 

“Tôi cho rằng, Đại hội XIII là một dấu mốc quan trọng, để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới bởi Đại hội đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong những năm tới. Nhưng không phải là một thời gian ngắn, mà nó là một thời gian dài, mang tầm chiến lược hơn, dài hơi hơn. Mà Đại hội xác định những mục tiêu, phương hướng đặt ra như vậy là có cơ sở lý luận, có cơ sở thực tiễn, có cơ sở khoa học, để mà bảo đảm được mục tiêu, mà đại hội đã đề ra con đường phát triển”- ông Nguyễn Đức Hà cho hay.

Kể từ khi dựng Đảng, lập nước đến nay, Việt Nam đã trải qua những giai đoạn cam go, ác liệt. Đất nước bị giặc ngoại bang xâm lược, kẻ thù bao vây, chèn ép từ nhiều phía. Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, chủ yếu là nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ. Nhưng với ý chí và khát vọng độc lập, tự chủ, chúng ta đã đánh thắng giặc ngoại bang, xóa thế bao vây cấm vận, tạo thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn. Điều đó cho thấy, một dân tộc khi có niềm tin và khát vọng lớn sẽ vượt qua tất cả những thách thức, sóng gió của thời cuộc. Điều đó cũng minh chứng cho rằng, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn, phù hợp với xu thế lịch sử. Chính điều đó đã dẫn dắt, định hướng dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức và giành được những thành tựu vượt bậc.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phân tích: “Ngay từ đầu khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà đấu tranh đi thẳng lên con đường XHCN. Điều đó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đưa ra một kết luận rất sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc. Và thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh một quy luật của cách mạng Việt Nam, đó là, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và của nhân dân Việt Nam, và đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”.

 

Để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, chúng ta cần có những lộ trình, bước đi gắn với những mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Đó là con đường nhiều gian nan, thách thức. Do đó, chúng ta cần phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân, huy động cao nhất sức mạnh của toàn dân cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi hành trình, bước đi, trong mỗi nhiệm vụ, mục tiêu luôn luôn coi nhân dân là chủ thể, lấy nhân dân làm mục tiêu, động lực phấn đấu. Có như vậy, chúng ta sẽ vượt qua những thử thách. Đây cũng là nhận định của Đại tá Lê Thế Mẫu, Chuyên gia bình luận quốc tế: “Con đường chúng ta đi là con đường chưa từng có, một đường khai phá trong lịch sử của nhân loại. Cho nên, trên con đường đó, chúng ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn, sẽ có rất nhiều hạn chế, bất cập và chúng ta cần phải khắc phục. Nhưng rõ ràng, khi tôi tiếp xúc với rất nhiều chuyên gia nghiên cứu quốc tế trong những hội thảo trong và ngoài nước, họ coi Việt Nam là một hình mẫu rất đẹp, một hình ảnh Việt Nam rất thân thiện, chan hòa và yêu chuộng hòa bình”.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đình Phong, Giảng viên Cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng  ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa. Quá độ là gì, quá độ là có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tốt và  cái xấu. Thời kỳ quá độ này là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ. Mà cuối cùng, chúng ta phải hướng tới cái tiến bộ là phải thắng ác, cái lạc hậu. Chúng ta phải nhận thức được điều đó để chúng ta có một mục tiêu phấn đấu.  Nhưng chúng ta phải cố gắng, phải quyết tâm để thực hiện mục tiêu như văn kiện Đại hội XIII nói là đến giữa thế kỷ 21, chúng ta đạt được mong muốn, xây dựng nước Việt Nam phát triển”.

“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” được C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo xong vào tháng 02-1848 và xuất bản lần đầu tiên vào trung tuần tháng 3 năm đó. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” không chỉ là bản cáo trạng đanh thép đối với chủ nghĩa tư bản, mà còn là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới, là ngọn đuốc soi đường cho giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh phá bỏ xiềng xích và mọi sự áp bức, bất công trong xã hội tư bản. Sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào công nhân - đó là sự phát triển từ tự phát đến tự giác. 

Dưới ánh sáng của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong 176 năm qua đã giành được những thành tựu quan trọng, biến chủ nghĩa xã hội từ lý luận, học thuyết thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.

Cách đây 176 năm, vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Ăngghen đã công bố trước toàn thế giới tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bất công. Trung thành vận dụng những tư tưởng tiến bộ của Tuyên ngôn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tiến hành sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với mục đích cao cả, vĩ đại. Đó là mang lại cuộc sống hoà bình, ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân, và khát vọng vươn tới một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI

Tin khác cùng chủ đề

Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay
Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới

Gửi bình luận của bạn