Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2023) là dịp để toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân tỉnh Khánh Hòa quyết tâm nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khát vọng vươn lên, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, phấn đấu xây dựng quê hương Khánh Hòa phát triển nhanh, bền vững và toàn diện, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Viết tiếp những trang sử hào hùng
Viết tiếp những trang sử hào hùng

Vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, dân tộc ta chìm trong ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến. Tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, Nhân dân ta đã kiên cường vùng lên giành lấy độc lập, tự do. Ngày 05/6/1911, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với quyết tâm mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã rời Bến Nhà Rồng ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhàNgười đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn “Muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người đã hoạt động không mệt mỏi, chuẩn bị về lý luận, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân; đưa phong trào yêu nước Việt Nam lên trình độ tự giác cao, có lý luận khoa học soi đường, có giai cấp tiên phong dẫn dắt, gắn liền cách mạng nước ta với cách mạng vô sản thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 93 năm qua, Nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, vượt qua muôn vàn gian nan thử thách, anh dũng đấu tranh đưa sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong lịch sử quang vinh và truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, có lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Lịch sử ra đời, quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa luôn gắn liền với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của cả nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để bứt phá phát triển và thúc đẩy sự phát triển vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Khánh Hòa còn được biết đến một mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương, Nhân dân Khánh Hòa đã nhất tề tham gia phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Bình Tây Đại tướng quân Trịnh Phong, làm nên những chiến công oanh liệt. Từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Khánh Hòa và được những người yêu nước như Hà Huy Tập, Ngô Đức Diễn, Trần Hữu Duyệt,... nhiệt thành tiếp thu. Những người yêu nước Khánh Hòa, trong đó đáng chú ý là số thanh niên trí thức, học sinh, công nhân đã sớm tập hợp lại, hình thành nên những cơ sở cách mạng, cơ sở đảng. Chính vì vậy, chỉ sau 21 ngày kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vào ngày 24/02/1930, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã chính thức được thành lập. Đây là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu phong trào cách mạng của tỉnh chuyển kịp theo trào lưu cách mạng chung của cả nước. Và cũng kể từ đây toàn bộ hoạt động của Đảng bộ Khánh Hòa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là yếu tố cơ bản, quyết định để phong trào cách mạng trong tỉnh tiến lên giành thắng lợi. Vừa mới thành lập, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo Nhân dân vùng lên làm cách mạng, tiêu biểu là cuộc biểu tình ngày 16/7/1930 tại huyện Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay), đây cuộc biểu tình lớn nhất Nam Trung Bộ lúc bấy giờ, góp phần châm ngòi nổ cho phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng cả nước trong những năm 1930 - 1931. Trong suốt 15 năm tiếp theo, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và bọn tay sai, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay Nhân dân.

Ảnh. Hình ảnh cuộc biểu tình ngày 16/7/1930 tại huyện Tân Định (nay là thị xã Ninh Hòa)

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng bộ đã lãnh đạo xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, các tổ chức đoàn thể cách mạng, chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ đã lãnh đạo quân và dân trong tỉnh đẩy mạnh chiến tranh du kích, lập nhiều chiến công xuất sắc, giải phóng phần lớn vùng đồng bằng nông thôn, ngăn không cho địch tấn công vùng tự do Liên khu V. Khi đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, Đảng bộ và quân, dân trong tỉnh đã đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết bên nhau, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chịu đựng gian khổ, giữ vững tư tưởng tiến công cách mạng, hoàn thành lời thề của Đảng bộ với Bác Hồ khi Người từ trần “làm tròn nhiệm vụ đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền phải sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc”. Ngày 02/4/1975, Khánh Hòa được giải phóng. Đây là mốc son sáng ngời trong lịch sử cách mạng của tỉnh, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ đã lãnh đạo quân và dân Khánh Hòa bước vào thời kỳ cách mạng mới, cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, động viên Nhân dân tập trung sức lực và trí tuệ phấn đấu hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo và xây dựng quê hương, tạo lập cuộc sống mới. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã huy động hàng ngàn cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ trẻ kiên trì chịu đựng gian khổ, chung tay cùng với Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở các vùng chiến khu phát triển kinh tế, ổn định đời sống, giúp đỡ đồng bào từ những vấn đề thiết thân nhất “cái ăn” “cái mặc”, không để đồng bào “rách, lạt”, đến cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào. Đảng bộ cũng đã lãnh đạo làm tốt công tác tham gia giúp Campuchia chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, bảo vệ biên giới Tây Nam và xây dựng huyện đảo Trường Sa thành pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hòa đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, nêu cao bản lĩnh, khí phách của vùng đất, con người Khánh Hòa, nỗ lực khắc phục khó khăn, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, phấn đấu đạt được những thành tựu to lớn, làm cho tỉnh nhà có những chuyển biến toàn diện trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã phát huy trí tuệ, tài năng, tham gia thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ảnh. Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020) và 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (24/02/1930 – 24/02/2020)

Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, Đảng bộ đã có những định hướng đúng đắn bằng các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương và các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, đồng thời tập trung khai thác tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Năm 1995, Khánh Hòa là một trong 09 tỉnh đầu tiên của cả nước tham gia câu lạc bộ 500 tỷ. Năm 2000, Khánh Hòa tham gia câu lạc bộ 1.000 nghìn tỷ. Từ năm 2003, Khánh Hòa tự hào là một trong 15 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho Trung ương. So với khu vực và cả nước, Khánh Hòa đang từng bước trở thành một trong những trung tâm kinh tế và trung tâm du lịch lớn. Giai đoạn 2016 - 2020, quy mô GRDP của tỉnh xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (trong đó, quy mô ngành dịch vụ xếp thứ 12/63); GRDP bình quân đầu người xếp trong khoảng từ 14 - 17/63 tỉnh, thành phố; tiếp tục duy trì là một trong 16 tỉnh có đóng góp vào ngân sách Trung ương. Đặc biệt, năm 2022, sau  đại dịch bệnh COVID -19 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 20,7% (mức tăng trưởng cao nhất cả nước); GRDP bình quân đầu người đạt 76,54 triệu đồng, tăng 22,34% so năm 2021.

Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, khoa học công nghệ, văn hóa văn nghệ, báo chí, thể dục thể thao... cũng không ngừng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khả năng phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được các cấp ủy đảng chú trọng triển khai thường xuyên, bài bản, đạt nhiều kết quả tích cực. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Cấp ủy và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã chú trọng đổi mới thực chất phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc; nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, cùng với sự kiên quyết trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đã tạo nên sự cộng hưởng sức mạnh cho quá trình phát triển, gia tăng niềm tin trong xã hội. Công tác phát triển đảng viên mới được quan tâm, tính đến ngày 26/12/2022, toàn tỉnh đã kết nạp được 1.793 đảng viên mới, đạt 105,4%. Nâng tổng số đảng viên trên địa bàn tỉnh lên 47.349 đảng viên.

Ảnh. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy quán triệt Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Năm 2022 là năm rất đặc biệt đối với tỉnh Khánh Hòa, nổi bật là việc Trung ương ban hành các Nghị quyết về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2030 “Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2022 cũng là năm Khánh Hòa triển khai thực hiện cơ bản các quy hoạch chính: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045; Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035... Đây là bước khởi đầu để Khánh Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới căn cơ, bền vững.

Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hòa tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm thực hiện hiệu quả mục tiêu, định hướng của năm “quy hoạch - đầu tư” tạo đà bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị; thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Suốt 93 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và Nhân dân Khánh Hòa đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, nêu cao bản lĩnh, khí phách của vùng đất, con người Khánh Hòa, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. Nhìn lại chặng đường cách mạng oanh liệt, hào hùng của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, chúng ta càng trân trọng quá khứ, càng tự hào về Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, để từ đó nâng cao nhận thức và chung tay hành động để cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

 

                                                                                                               Lâm An

Vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, dân tộc ta chìm trong ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến. Tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, Nhân dân ta đã kiên cường vùng lên giành lấy độc lập, tự do. Ngày 05/6/1911, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với quyết tâm mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã rời Bến Nhà Rồng ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà và Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn “Muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Từ đó, Người đã hoạt động không mệt mỏi, chuẩn bị về l&ya

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới

Gửi bình luận của bạn