Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trên cơ sở đó, chủ trương đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết trong bối cảnh mới. Vậy tại sao Đảng ta lại đưa nghị quyết ra tiếp tục thực hiện với một quyết tâm cao độ và một tinh thần hết sức khẩn trương như vậy ?

Vì sao Đảng ta đưa Nghị quyết số 18- NQ/TW khóa XII ra tiếp tục thực hiện với quyết tâm cao ?
Vì sao Đảng ta đưa Nghị quyết số 18- NQ/TW khóa XII ra tiếp tục thực hiện với quyết tâm cao ?

1. Như chúng ta đã biết, bộ máy Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận của chúng ta từ lâu đã được xem là hết sức cồng kềnh, làm việc kém hiệu lực, hiệu quả. Chính vì thế, trong thời kỳ đổi mới, đã hơn một lần Đảng chủ trương tinh gọn bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, nói là "đánh trống bỏ dùi" thì hơi quá, việc thực hiện chủ trương này chưa đến nơi, đến chốn, nên trong thực tế, bộ máy tổ chức của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận không tinh giảm được bao nhiêu. Bộ máy vẫn cồng kềnh như thế, theo những thống kê gần đây, tiêu tốn đến 70%, ngân sách thu được hằng năm. Chính vì thế, đất nước ta còn nguồn lực rất ít ỏi để dành cho sự phát triển. Đất nước thì vẫn tiến lên, vẫn phát triển, nhưng không tương xứng với lợi thế, tiềm năng và yêu cầu.

Đất nước đã đổi mới được gần 40 năm, đã đạt được những thành tựu kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và ngoại giao vô cùng to lớn, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tuy nhiên, về tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận và đơn vị hành chính thì hầu như chúng ta không đổi mới được bao nhiêu. Đã qua nhiều lần nhập vào rồi tách ra, bộ máy tổ chức ở Trung ương và các địa phương vẫn cồng kênh, chồng chéo, vừa tiêu tốn ngân sách, nhưng trách nhiệm thì đùn đẩy nhau. Lấy ví dụ về quản lý mặt hàng thực phẩm chức năng, ngành nào cũng có trách nhiệm, từ Bộ y tế, ngành Thanh tra, Quản lý Thị trường, Công an, Bộ Công thương, ngành Văn hóa, Bộ Thông tin truyền thông… đều có phần trách nhiệm nhưng cuối cùng thì không bộ, ngành nào phải chịu trách nhiệm cả, thực phẩm chức năng giả vẫn đầy rẫy thị trường, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội thì trên trời, làm cho người tiêu dùng quay cuồng trong biển thông tin, không biết đâu là giả, là thật.

 

Yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển đất nước là phải tinh gọn bộ máy tổ chức của các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến các địa phương, giải quyết tình trạng chống chéo về chức năng, nhiệm vụ, dẫm chân lên nhau, đua nhau bám vào “bầu sữa” ngân sách.

Chính vì thế, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18- NQ/TW về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

2. Đã hơn 07 năm trôi qua, việc thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận, các bộ, ngành, trong đó đáng kể đến là Bộ Công an đã thực hiện việc tinh gọn tổ chức bộ máy, hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW trong 7 năm qua, chúng ta thấy vẫn chưa làm được bao nhiêu. Bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Mặt trận vẫn hết sức cồng kềnh trong khi hoạt động hiệu lực, hiệu quả chưa thấy đâu. Gần như bên Đảng có Ban gì, bên Nhà nước có bộ đó, rồi thì các ban, ủy ban của Quốc hội, Mặt trận… tất cả tạo thành một cơ cấu mà có người nói là như một thể chế có nhiều chính phủ, nhiều tầng, nhiều nấc. Cải cách nền hành chính Nhà nước trong hơn 20 năm qua cũng đạt được những kết quả khiêm tốn. Ai cũng mừng vì cơ chế “một cửa” đã thay cho cơ chế nhiều cửa, nhưng thực tế, việc giải quyết các thủ tục hành chính vẫn chưa cải tiến được bao nhiêu. Do đó, có người ví von “cơ chế một cửa” nhưng “nhiều khóa”, vậy là cải cách cách chưa đạt kết quả như mong muốn.

Tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tô Lâm cho rằng những “điểm nghẽn” kìm hãm đất nước chúng ta phát triển là “điểm nghẽn” về cơ chế, “điểm nghẽn” về kết cấu hạ tầng và “điểm nghẽn” về nguồn nhân lực, trong đó “điểm nghẽn” về cơ chế là “điểm nghẽn” của những “điểm nghẽn”.

Liên quan đến điểm nghẽn về cơ chế, chính là tổ chức, bộ máy cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, do đó yêu cầu đặt ra trước hết và cấp bách là phải khẩn trương, quyết liệt đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

 

3. Đất nước ta bắt đầu bước vào “kỷ nguyên vươn mình” phát triển nhằm đạt được những mục tiêu 100 năm nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mục tiêu 100 năm nhân dịp thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Những mục tiêu đó là: Đến năm 2030, Là nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Muốn vươn mình, muốn đạt được những mục tiêu đó, chúng ta buộc phải giải quyết những “điểm nghẽn” nói trên, trong đó điểm nghẽn đầu tiên chính là về tổ chức, bộ máy.

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ từ một quốc gia bị khủng hoảng kinh tế -xã hội trầm trọng đã trở thành một quốc gia phát triển ở mức trung bình. Nếu so sánh với Trung Quốc ở cùng một điểm xuất phát, sau 40 năm đổi mới, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới thì sự phát triển của Việt Nam, tuy có mạnh mẽ, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thời gian.

Các chuyên gia kinh tế thế giới đã cảnh báo và kinh nghiệm phát triển của các quốc gia cho thấy, nếu Việt Nam tự bằng lòng, thỏa mãn với những gì đã đạt được thì rất dễ bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, nếu không tiếp tục thực hiện đổi mới một cách mạnh mẽ hơn nữa quyết liệt hơn nữa. Trong những năm 1987- 1990, có thể nói, đất nước ta ở trong tình trạng “đổi mới hay là chết”, chúng ta đã thực hiện đổi mới và đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đạt được sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hiện tại, Việt Nam không phải ở trong tình trạng “đổi mới hay là chết" nữa, nhưng buộc phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, nguy cơ đã được Đảng ta nhận thức từ năm 1994, nhưng vẫn luôn ám ảnh nước ta cho đến nay. Nếu không tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ hơn nữa, đất nước ta sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nếu không muốn nói là rơi vào tụt hậu, vì các quốc gia khác cũng đang tiến lên mạnh mẽ, và việc đạt được những mục tiêu đã đặt ra cho năm 2030 và năm 2045 chắc chắn sẽ gặp khó khăn.

3. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Trung ương Đảng thể hiện quyết tâm rất lớn với những quan điểm mạnh mẽ và rõ ràng như “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”, "vừa chạy, vừa xếp hàng", “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, tiến hành một cách khẩn trương kiên quyết và mạnh mẽ. Theo những phương án đã và đang được xây dựng, việc tinh giảm bộ máy tổ chức lần này sẽ giảm được 1/3 đầu mối cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Mặt trận ở các cấp. Riêng Chính phủ, sau tinh gọn dự kiến còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc, giảm 12/13 tổng cục và 500 cục. Có thể nói, chưa bao giờ việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW có được sự chuyển biến mạnh mẽ và kiên quyết như vậy, với những mốc thời gian rất ngắn gọn và cụ thể.

Việc sát nhập các đơn vị hành chính cũng đặt ra và bước đầu được thực hiện trên cơ sở khi đã đạt được những thành tựu về mọi mặt như hiện nay thì công tác quản lý hành chính cũng có nhiều thuận lợi hơn trước, đồng thời với những kinh nghiệm quốc tế, thì việc tinh gọn bộ máy hành chính ở địa phương được đặt ra và hoàn toàn có thể đạt được yêu cầu. Đất nước Trung Quốc rộng lớn là thế mà cũng chỉ có 22 tỉnh, thành phố, sao Việt Nam lại cần đến đến 63 tỉnh. Đã có thời chúng ta sáp nhập các tỉnh, đưa số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh xuống khá thấp là 38 tỉnh năm 1976. Nhưng thời đó, trình độ quản lý và những khó khăn về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng nên cuối cùng chúng ta lại chia tách. Nhưng bây giờ, mọi điều kiện, nhất là sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế -xã hội cho phép việc sáp nhập và quản lý, điều hành có hiệu quả các địa bàn rộng lớn.

Như vậy, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với những kết quả bước đầu, Đảng ta đã chủ trương tiếp tục thực hiện nghị quyết với một tinh thần mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, tinh gọn hơn nữa, xây dựng một bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu đưa đất nước ta thành quốc gia phát triển cao vào năm 2045. Với những cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của toàn bộ hệ thống chính trị thì chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng lần này, cuộc cải cách thể chế tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả sẽ đạt được những kết quả như mong muốn để Việt Nam phát triển và hội nhập hơn nữa với sự phát triển chung của thế giới.

Xuân Nguyễn

1. Như chúng ta đã biết, bộ máy Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận của chúng ta từ lâu đã được xem là hết sức cồng kềnh, làm việc kém hiệu lực, hiệu quả. Chính vì thế, trong thời kỳ đổi mới, đã hơn một lần Đảng chủ trương tinh gọn bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nói là "đánh trống bỏ dùi" thì hơi quá, việc thực hiện chủ trương này chưa đến nơi, đến chốn, nên trong thực tế, bộ máy tổ chức của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận không tinh giảm được bao nhiêu. Bộ máy vẫn cồng kềnh như thế, theo những thống kê gần đây, tiêu tốn đến 70%, ngân sách thu được hằng năm. Chính vì thế, đất nước ta còn nguồn lực rất ít ỏi để dành cho sự phát triển. Đất nước thì vẫn tiến lên, vẫn phát

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn