Vấn đề kỷ luật trong Đảng hình thành và phát triển gắn liền với quá trình ra đời, xây dựng và phát triển của Đảng. Việc thực hành kỷ luật trong Đảng là nhằm ngăn chặn và sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, thải loại những phần tử thoái hoá, biến chất, hoặc những kẻ vụ lợi chui vào trong Đảng, để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân. Bài viết tập trung phản ánh một số nét về tình hình thực tiễn của công tác kỷ luật đảng và đề xuất một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác này.

Vấn đề thực hiện kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Vấn đề thực hiện kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng“Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”1. Do vậy, việc thực hiện kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong công tác xây dựng Đảng hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với nhiều nguy cơ, thách thức. Trong đó có tình trạng vi phạm kỷ luật trong Đảng diễn ra rất đáng lo ngại; việc xử lý kỷ luật ở một số nơi còn chưa nghiêm túc, thiếu công bằng..., dẫn đến hiện tượng coi thường kỷ luật Đảng và kỷ cương, phép nước. Đặc biệt là tình trạng cán bộ, đảng viên chấp hành không nghiêm kỷ luật đảng, nói và làm trái với Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, tha hoá về đạo đức, lối sống. Nhiều vụ việc sai phạm, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, chi bộ, đảng bộ chưa phát hiện và xử lý kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, khuyết điểm trên là một số đảng bộ, chi bộ sức chiến đấu kém, buông lỏng việc giáo dục, quản lý đảng viên; một số cán bộ, đảng viên thiếu rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu; một số cán bộ chủ trì sợ liên đới trách nhiệm, không báo cáo trung thực thực trạng vi phạm kỷ luật của cán bộ, đảng viên.

Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch trên nhiều mặt, chúng xuyên tạc, phủ nhận cương lĩnh, đường lối và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là thủ đoạn đã cũ nhưng chúng luôn coi là một trong những trọng điểm chống phá Đảng, chống phá cách mạng Việt Nam với những chiêu trò hết sức tinh vi, thâm độc. Chúng xuyên tạc, phủ nhận đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng. Về công tác xây dựng Đảng, chúng tập trung chĩa mũi nhọn vào công tác cán bộ, công tác lý luận và vấn đề thi hành kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Với mưu đồ gây chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong; chúng ra sức tuyên truyền, bịa đặt về các phe phái trong Đảng. Không những thế, chúng còn thường xuyên dựng chuyện, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của một số cán bộ, đảng viên, qua đó gây hoang mang, tạo bức xúc trong dư luận xã hội, kích động người dân gây mất an ninh, trật tự,... hòng hạ bệ uy tín của cán bộ, phá vỡ khối đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội, chia rẽ Đảng với nhân dân. Chúng cho rằng vì Việt Nam chỉ có duy nhất một đảng lãnh đạo,điều đó khiến cán bộ, đảng viên khi giữ vị trí lãnh đạo quản lí dễ bị tha hoá quyền lực, dùng quyền lực để tham ô, tư túi. Các thế lực thù địch còn cho rằng: vì kỷ luật trong Đảng không nghiêm, nên cán bộ, đảng viên bao che cho nhau, khi phát hiện sai phạm thì xử lý không nghiêm, thường dừng lại ở một mức độ nào đó; hoặc không xử lý “vùng cấm. Khicác tổ chức đảng phát hiện khuyết điểm và thi hành kỷ luật của cán bộ, đảng viên thì chúng lại cho rằng chúng ta lợi dụng việc đấu tranh chống tham nhũng là để “thanh trừng nội bộ”, là “chuẩn bị ghế nhân sự” cho đại hội Đảng…

 vậy, việc làm sáng tỏ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về thi hành kỷ luật nghiêm minh, tự giáctrong Đảng là hết sức quan trọng, góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, những chiêu trò bịp bợm của các thế lực thù địch, đồng thời củng cố lòng tin vào Đảng đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Để hiểu một cách thấu đáo vai trò của vấn đề kỷ luật trong Đảng đối với xã hội, phải xuất phát từ vị trí và vai trò của Đảng là một thành viên hệ thống chính trị, nhưng Đảng là hạt nhân và lãnh đạo hệ thống chính trị thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động trong hệ thống chính trị, thông qua tổ chức đảng trong hệ thống chính trị, thông qua công tác tổ chức cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; chất lượng của Đảng ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng của hệ thống chính trị, Đảng mạnh thì cả hệ thống chính trị mạnh và ngược lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trong Điều lệ Đảng có nói: đảng viên chẳng những phải giữ kỷ luật sắt, kỷ luật tự giác của Đảng mà còn phải gìn giữ kỷ luật chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của nhân dân. 

Sự thực nhiều đảng viên, cán bộ chẳng làm đúng như thế, đã không giữ đúng kỷ luật của chính quyền, cơ quan đoàn thể, nhân dân. Thậm chí có khi phớt cả thủ trưởng, bộ trưởng, đi không xin phép, về không báo cáo, tưởng là đảng viên thì muốn làm trời làm đất gì thì làm.

Các đảng viên, cán bộ đó không biết kỷ luật của chính quyền, của đoàn thể, nhân dân và Đảng cũng là một"2. Vì Đảng là đảng cầm quyền, mà mặt trái của quyền lực sẽ làm thoái hoá đạo đức của người nắm quyền. Do vậy, khi Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật trong Đảng để hạn chế, ngăn chặn đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá biến chất gây ra. Công tác thi hành kỷ luật trong Đảng là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu này được quy định bởi ngay từ quy luật hình thành và phát triển của Đảng ta. Căn nguyên của những khuyết điểm, sai lầm đó là trong Đảng gồm những người có tài, có đức, phần đông những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết dũng cảm nhất. Tuy vậy, không phải là mọi người đều tốt, làm việc đều hay, thậm chí có người chủ đích vào Đảng để tìm cách mưu lợi riêng, để “làm quan phát tài”. Do vậy, kỷ luật trong Đảng là một tất yếu khách quan, để ngăn chặn khuyết điểm, sai lầm; sửa chữa thói hư, tật xấu; thải loại những kẻ thoái hoá biến chất; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Kỷ luật đảng có tầm quan trọng đặc biệt, bảo đảm cho sự hoạt động bình thường và phát triển của Đảng. Hồ Chí Minh nói: "Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật”3. Nội dung của kỷ luật đảng bao gồm kỷ luật trong nội bộ Đảng, kỷ luật của chính quyền và kỷ luật của các đoàn thể. Tất cả đảng viên của Đảng đều phải phục tùng kỷ luật và chịu các hình thức kỷ luật nếu như có khuyết điểm, sai lầm. 

Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Kỷ luật của Đảng là "kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác"4.

Nghiêm túc là tất cả tổ chức đảng và đảng viên đều phải phục tùng kỷ luật của Đảng, phải chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ. Toàn Đảng phải triệu người như một, tuyệt đối không ai được bất cứ bằng cách nào, dưới bất cứ hình thức gì truyền bá những quan điểm trái với quan điểm, đường lối của Đảng. Đảng tôn trọng quyền bảo lưu ý kiến của thiểu số, song mọi đảng viên đều phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng, ai vi phạm đều phải được xem xét, nếu cần thiết, phải bị thi hành kỷ luật. 

Tự giác là đặc trưng cơ bản của kỷ luật đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên phải tự giác phấn đấu, kiên trì rèn luyện, ghép mình vào trong tổ chức, phục tùng tổ chức, không được đứng ngoài, đứng trên tổ chức.

Việc thi hành kỷ luật trong Đảng, phải thể hiện rõ tính dân chủ, lòng bao dung, độ lượng sâu sắc. Vì cán bộ, đảng viên có làm việc thì có sai lầm, nhưng chúng ta không sợ sai lầm, khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa và cũng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm. Mọi vi phạm kỷ luật đảng đều phải được xem xét, nếu đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ vi phạm để có hình thức kỷ luật thích đángĐể đảm bảo xử phạt chính xác, cần phân tách rõ ràng các cớ sai lầm, phải xét kỹ lưỡng việc nặng hay nhẹ. 

Phương châm thi hành kỷ luật trong Đảng phải công minh, công khai, dân chủ. Mọi vi phạm đều phải được xem xét, nếu đến mức phải thi hành kỷ luật thì xử lý thích đáng không có "vùng cấm", không được che đậy, thiên lệch, nể nang. Công tác thi hành kỷ luật trong Đảng phải được tiến hành thường xuyên, không phải lúc làm, lúc bỏ, "đánh trống bỏ dùi"; phải trở thành công việc thường ngày của các cấp uỷ đảng, nhất là đối với các đồng chí cán bộ chủ chốt. 

Mục đích của thi hành kỷ luật trong ĐảngThi hành kỷ luật là nhằm ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giáo dục cán bộ, đảng viên; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương; thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, đảm bảo cho Đảng tồn tại, phát triển bình thường. Thi hành kỷ luật là cần thiết nhưng không phải để sỉ nhục, trừng phạt, mà điều quan trọng hơn là để giáo dục, giúp đỡ đảng viên sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.

Mọi thành viên của Đảng đều phải tôn trọng kỷ luật, tự giác chấp hành. Nếu có sai phạm thì phải tự giác sửa chữa, tự phê bình và phê bình. Mọi vi phạm, (đến mức phải xử lý) đều được xử lý nghiêm minh, đúng điều lệ ...

Nội dung của kỷ luật đảng, bao gồm kỷ luật trong nội bộ Đảng, điều này được thể hiện tập trung ở Điều lệ Đảng, kỷ luật của chính quyền trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể.

Phương châm thi hành kỷ luật đảng phải đảm bảo sự công minh, công khai, dân chủ, kịp thời. Mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật đảng và pháp luật; phải làm từ trên xuống dưới ...

Khi tiến hành thi hành kỷ luật đảng, phải theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương, kỷ luật đúng người, đúng tội; phải lấy ngăn ngừa, giáo dục làm mục đích chính. Không nên để xảy ra tình trạng khuyết điểm, sai lầm nhỏ phát triển thành khuyết điểm, sai lầm lớn, từ chỗ một người vi phạm kéo theo nhiều người vi phạm, do công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật không kịp thời, gây hậu của xấu và mất cán bộ, đảng viên.

Lịch sử và thực tiễn đã chứng minh và khẳng định rằng, Đảng không thể nào tồn tại, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền và giữ vững chính quyền nếu không có kỷ luật nghiêm minh. Hồ Chí Minh từng cho rằng: “Nhờ kỷ luật mà Đảng đoàn kết, nhất trí, mạnh mẽ, để lãnh đạo nhân dân đến thắng lợi”5

2.  Hiện nay, để đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, khi tiến hành công tác kỷ luật trong Đảng, cần tập trung vào một số giải pháp sau: 

Một là, giáo dục nâng cao nhận thức về kỷ luật, chấp hành kỷ luật của Đảng đến từng chi bộ, đảng viên, đi đôi với hoàn thiện các quy định của Đảng và của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Nội dung giáo dục tập trung làm rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung cụ thể của kỷ luật đảng. Từng chi ủy, chi bộ có quy chế hoạt động; từng tổ chức trong hệ thống chính trị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn có quy chế, quy định cụ thể thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý và phổ biến, quán triệt cho đảng viên nắm vững yêu cầu và nội dung, tổ chức cho đảng viên chấp hành nghiêm các nội dung đó.

Hai là, duy trì nghiêm và có chất lượng chế độ sinh hoạt trong Đảng, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, tăng cường công tác quản lý đảng viên. 

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kỷ luật đảng trong từng đảng bộ, chi bộ, từ Trung ương tới địa phương. Đồng thời, các tổ chức đảng cần phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, phòng ngừa vi phạm kỷ luật.

Có thể thấy rằng, chính nhờ có kỷ luật nghiêm minh và tự giác mà hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đứng vững trước mọi thử thách hiểm nghèo của cách mạng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. 



Ngày nhận 12-12-2024; ngày thẩm định: 20-12-2024; ngày duyệt đăng: 22-12-2024

 

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T. 5, tr. 301-302

2, 5. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T. 8, tr. 51, 284

 

3, 4. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T. 6, tr. 17, 17

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”1. Do vậy, việc thực hiện kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong công tác xây dựng Đảng hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với nhiều nguy cơ, thách thức. Trong đó có tình trạng vi phạm kỷ luật trong Đảng diễn ra rất đáng lo ngại; việc xử lý kỷ luật ở một số nơi còn chưa nghiêm t&uac

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn