Nhắc tới Hồ Chí Minh, ai cũng nghĩ ngay tới danh hiệu kép rất quen thuộc, đã được thế giới thừa nhận và tôn vinh - vừa là anh hùng giải phóng dân tộc vừa là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Bên cạnh đó, từ góc độ triết học, Hồ Chí Minh còn là một nhà biện chứng duy vật sắc sảo, luôn có sự thống nhất cao độ giữa lý luận và thực hành, giữa vai trò một nhà tư tưởng và một người lãnh đạo. Người luôn nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong trạng thái động, trong mối quan hệ tác động qua lại và sự tác động ấy còn dẫn tới sự thẩm thấu vào nhau, nằm trong nhau, chuyển hóa lẫn nhau tới mức khó có thể phân biệt rạch ròi giữa các sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng này được thể hiện rõ nét khi Hồ Chí Minh đề cập tới vấn đề động lực trong triết lý phát triển đất nước, thể hiện qua bốn nội dung cơ bản.

Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 5/2023

 TS. Lê Thị Thúy Bình

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã nêu ra và thực hành lý luận phát triển xã hội Việt Nam có tính triết học, mà hiện nay các nhà nghiên cứu gọi đó là triết lý phát triển Hồ Chí Minh. Lý luận đó phản ánh quan điểm cơ bản và cốt lõi về đường lối, chính sách phát triển của đất nước; có vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn đa dạng của con người, nhằm biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, ngày càng tốt lên. Bên cạnh vấn đề về mục tiêu, con đường, nội dung phát triển; động lực phát triển là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt lưu tâm. Động lực phát triển xã hội theo triết lý Hồ Chí Minh là những nhân tố tác động, thúc đ

Tin khác cùng chủ đề

Sức mạnh trường tồn của Đảng là niềm tin của Nhân dân
Những thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam 95 năm qua
Mùa xuân khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Gửi bình luận của bạn