Việt Nam sau 40 năm đổi mới đã thu được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn, là tiền đề để bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, càng đi vào chiều sâu của quá trình đổi mới, chúng ta càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có thách thức lớn từ bộ máy của hệ thống chính trị. Do đó, tinh gọn tổ chức bộ máy là giải pháp quan trọng để Việt Nam vững bước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Tinh gọn bộ máy tổ chức bộ máy trong kỷ nguyên phát triển mới
Tinh gọn bộ máy tổ chức bộ máy trong kỷ nguyên phát triển mới

Tính tất yếu của tinh gọn tổ chức bộ máy

Sinh thời, khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “… nhà nước cũng chỉ là một tai họa mà giai cấp vô sản chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền thống trị giai cấp đã thừa hưởng; cũng giống như Công xã trước kia; giai cấp vô sản chiến thắng sẽ không thể không tức khắc tước bỏ những mặt nguy hại nhất của tai họa đó cho đến khi một thế hệ lớn lên trong những điều kiện xã hội mới và tự do, có đủ sức vứt bỏ được tất cả cái thứ đồ cũ là nhà nước kia đi”[1]. Bởi, còn tồn tại nhà nước là còn tồn tại nguy cơ quan liêu hóa trong bộ máy nhà nước đó.

Trước đổi mới, ở Việt Nam, bộ máy nhà nước đã có thời điểm rơi vào tình trạng cồng kềnh, quan liêu như Đảng ta đã từng nhận định: “Chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách, chế độ, kìm hãm sản xuất. Trong hoạt động sản xuất và quản lý kinh tế, tư tưởng ỷ lại rất nặng nề”[2]. Điều đó làm cản trở quá trình phát triển của đất nước.

Tính tất yếu của việc tinh gọn tổ chức bộ máy được thể hiện trên những diện sau:

Một là, xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra vai trò to lớn của cán bộ là: “then chốt của then chốt”. Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị sẽ đi đôi với việc sàng lọc, “giữ chân” các cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên đổi mới tư duy, đổi mới sáng tạo trong công việc. Theo đó, số lượng nhân sự giảm nhưng chất lượng sẽ tăng, áp lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy mỗi cá nhân nâng cao trình độ chuyên môn, tăng năng suất, hiệu quả lao động.

Hai là, xuất phát từ yêu cầu tiết kiệm ngân sách quốc gia. Theo số liệu thống kê, 70% ngân sách nhà nước được chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy hệ thống chính trị (các nước chi thường xuyên chỉ 48 - 50% ngân sách)[3], nên không còn nhiều nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển. Việc tinh gọn bộ máy giúp giảm số lượng nhân sự không cần thiết, theo đó sẽ giảm chi phí dành cho lương, phúc lợi, cơ sở vật chất… Nguồn lực tài chính tiết kiệm được sẽ đầu tư vào các phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Ba là, xuất phát từ yêu cầu thích ứng nhanh trong kỷ nguyên số. Khát vọng về một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường, hiện đại, sớm gia nhập các nước phát triển có thu nhập cao đã và đang trở thành quyết tâm cháy bỏng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Điều này chỉ có thể đạt được khi Việt Nam bắt tay ngay vào thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và quản trị trực tuyến, từ đo nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Cấu trúc đơn giản hơn của bộ máy quản lý có khả năng thích ứng tốt hơn với sự thay đổi nhanh chóng của kỷ nguyên số.

Bốn là, xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của hệ thống chính trị. Khi bộ máy được tinh gọn, các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị có thể phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng chồng chéo, xung đột vị thế, chức năng xã hội. Bộ máy hệ thống chính trị gọn nhẹ, ít khâu trung gian sẽ giúp giảm thời gian ra quyết định, triển khai quyết định và đánh giá chính sách. Nhờ đó, các quyết định, giải pháp, chính sách được thực hiện nhanh chóng hơn. Đồng thời, minh bạch hơn, giảm tình trạng quan liêu, đùng đẩy trách nhiệm, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Năm là, xuất phát từ yêu cầu gia tăng niềm tin của quần chúng nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, vai trò phản biện xã hội, giám sát xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội. Bộ máy hệ thống chính trị gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu năng, minh bạch, giúp người dân ngày càng tin tưởng vào hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, bộ máy hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả, người dân sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và nguồn lực, tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội.

Một số giải pháp trọng tâm

Một là, rà soát, cấu trúc lại bộ máy của hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các địa phương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Kiên quyết giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian; giải thể hoặc sắp xếp lại các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị không được tăng thêm đầu mối và biên chế. Thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế kịp thời những người kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hai là, tối ưu hóa số lượng nhân sự, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng lại cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc mới trong kỷ nguyên số. Tăng cường chuyển đổi số để giảm thiểu nhân sự trung gian. Tăng cường phân cấp, phân quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Đề cao đạo đức công vụ, tăng cường các chương trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng tham ô, lãng phí, cửa quyền, hách dịch với dân. Ưu tiên nguồn nhân sự 6 dám và tích cực đổi mới sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao.

Ba là, đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý. Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân sự. Chuyển đổi từ tư duy quản lý hành chính sang tư duy phục vụ, đặt mục tiêu lấy người dân làm trung tâm. Tinh giảm không chỉ dựa trên số lượng mà còn phải bảo đảm cơ cấu hợp lý và năng lực của đội ngũ nhân sự. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để tối ưu hóa quá trình làm việc. giam thiểu thời gian xử lý công việc và tăng tính minh bạch. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia chung, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị để tránh tình trạng thông tin chồng chéo, không chính xác.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội về tinh giảm bộ máy hệ thống chính trị. Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Bố trí đủ nguồn lực và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những cán bộ, công chức, viên chức chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Cảnh giác và chủ động có các giải pháp ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong quá trình thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Như vậy, trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi lớn mang tính cách mạng, tinh gọn tổ chức bộ máy là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, năng cao năng lực lãnh đạo của bộ máy tổ chức; đồng thời củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc để Việt Nam chuẩn bị bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

 

[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, T.22, Tr.291.

[2] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, ST, H., 1987, tr.20.

Hà Thanh

Tính tất yếu của tinh gọn tổ chức bộ máy Sinh thời, khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “… nhà nước cũng chỉ là một tai họa mà giai cấp vô sản chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền thống trị giai cấp đã thừa hưởng; cũng giống như Công xã trước kia; giai cấp vô sản chiến thắng sẽ không thể không tức khắc tước bỏ những mặt nguy hại nhất của tai họa đó cho đến khi một thế hệ lớn lên trong những điều kiện xã hội mới và tự do, có đủ sức vứt bỏ được tất cả cái thứ đồ cũ là nhà nước kia đi”[1]. Bởi, còn tồn tại nhà nước là còn tồn tại nguy cơ quan liêu hóa trong bộ máy nhà nước đó. Trước đổi mới, ở Việt Nam, bộ máy nhà nước đã có thời điểm rơi v&agrav

Tin khác cùng chủ đề

Sức mạnh trường tồn của Đảng là niềm tin của Nhân dân
Những thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam 95 năm qua
Mùa xuân khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Gửi bình luận của bạn