Quy định số 144-QÐ/TW, ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị, quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành, một lần nữa cho thấy vấn đề đạo đức cách mạng đang được đặc biệt quan tâm hơn bao giờ hết. Ðây là nhiệm vụ vừa lâu dài, vừa cấp bách để xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự là “công bộc” của dân, tránh xa mọi cám dỗ đời thường đang có nguy cơ làm xấu đi hình ảnh cán bộ ở các cấp.

Sớm hiện thực hóa chuẩn mực đạo đức cách mạng
Sớm hiện thực hóa chuẩn mực đạo đức cách mạng

Việc chăm lo xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng đã được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt ra khi Người mở lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu, Trung Quốc để chuẩn bị thành lập Ðảng ta. Các bài giảng của Người được in trong cuốn Ðường cách mệnh, năm 1927 và bài đầu tiên là Tư cách một người cách mệnh. Mùa Xuân năm 1969, Người lại có bài viết Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đăng trên Báo Nhân Dân. Thực hiện di huấn của Người, Ðảng ta đã làm quyết liệt, nhưng những điều Người căn dặn; cán bộ, đảng viên làm được chưa phải là nhiều.

Đạo đức cách mạng là “cái gốc” của người cán bộ

Nội dung chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên nêu trong Quy định số 144 được gói gọn trong năm điều, là: Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Ðảng, với Tổ quốc; Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Ðoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời. Ðây là những phẩm chất cơ bản nhất, nếu thiếu một phẩm chất nào đó thì không thể làm cán bộ, làm “công bộc” của dân. Những nội dung đó không phải mới, nhưng rất cấp thiết trước tình hình hiện nay.

Từ quá nửa thế kỷ trước, những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn về đạo đức cách mạng, nhất là một số thói hư, tật xấu mà cán bộ thường vấp phải, như quan liêu, hách dịch, tham ô, hối lộ, cá nhân chủ nghĩa, bè phái, cục bộ,... đến nay vẫn nguyên giá trị và nóng hổi tính thời sự.

Ðối với cán bộ, Người luôn coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Cho rằng người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, Người từng cảnh báo: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước”[1].

Thấy rõ vai trò đặc biệt của đạo đức cách mạng, Ðảng ta luôn chú trọng xây dựng, chuẩn bị đạo đức cho cán bộ, đảng viên bằng việc ban hành, tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định về vấn đề này; đồng thời có cơ chế xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Ban Chấp hành Trung ương Ðảng các khóa XI, XII và XIII đều có nghị quyết, kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Quy định số 32 ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là, không chỉ chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng mà chỉ đạo cả phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.

Thực tế đã minh chứng chủ trương ấy với quyết tâm cao của toàn Ðảng mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đồng chí Tổng Bí thư. Mới qua nửa nhiệm kỳ Ðại hội XIII của Ðảng đã có hơn 100 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao bị thi hành kỷ luật, một số trường hợp phải xử lý hình sự; nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị thấy không còn đủ uy tín để tiếp tục công tác phải làm đơn xin từ chức theo Quy định số 41 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm của cán bộ được các cơ quan chức năng chỉ ra là làm trái nguyên tắc của Ðảng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, vi phạm trách nhiệm nêu gương,...

Thực tiễn ấy cho thấy không còn đường lùi đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, bởi cái gốc mà bị sâu mọt thì cái cây không thể tồn tại. Người cán bộ suy thoái về đạo đức, lối sống thì cũng như cái cây mang cái gốc sâu mọt ấy, một nguy cơ không lường.

Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống

Quy định số 144 của Bộ Chính trị ra đời là sự chỉ đạo rất kịp thời của Bộ Chính trị, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vấn đề là tổ chức thực hiện, phải quyết liệt, phải thiết thực, tuyệt đối tránh hình thức chiếu lệ. Thiết nghĩ, cấp ủy, nhất là người đứng đầu cần đề cao tinh thần, trách nhiệm nêu gương; tổ chức học tập, quán triệt thật kỹ Quy định đến các chi bộ và từng đảng viên; xem đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; học gắn với hành để tạo chuyển biến thật sự. Ðó không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức đảng mà còn là trách nhiệm cụ thể, thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, nhất là những người làm việc trong các cơ quan công quyền từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan có tính chất nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực. Cán bộ phải có lòng tự trọng, biết liêm, sỉ; biết hổ thẹn với việc làm sai trái của mình. Thực tế đã cảnh báo, không ít người cả đời phấn đấu, hy sinh, thậm chí được xã hội tôn vinh, vậy mà chỉ vì một phút mềm lòng trước đồng tiền không trong sạch mà đánh mất cả danh dự, sự nghiệp cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị họ công tác; làm cho gia đình mang theo nhiều hệ lụy.

Ðể có Quy định số 144, Bộ Chính trị đã giao cho một số cơ quan tổng kết thực tiễn, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, lấy ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu lý luận, nhà lãnh đạo, quản lý một cách bài bản, công phu. Ðây là một trong vấn đề cơ bản nhất của công tác cán bộ, và không thể thực hiện trong ngày một ngày hai là xong, mà phải kiên trì tu dưỡng, rèn luyện suốt đời mới có, bởi: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.[2]”.

Quy định số 144 của Bộ Chính trị được công bố đúng thời gian Hội nghị Trung ương 9 kết thúc với nhiều công việc đặt ra, chuẩn bị cho tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Ðại hội XIV của Ðảng và cũng là dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Sớm hiện thực hóa Quy định số 144 là việc làm cấp thiết, đồng thời phải gắn với các nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy tổ chức đảng. Cần đưa việc thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng vào nội dung sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chi bộ; vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, sớm phát hiện những biểu hiện có dấu hiệu vi phạm, không để “cái sảy nảy cái ung”; đặc biệt là trong công tác bổ nhiệm, đề bạt và chuẩn bị nhân sự cấp ủy khóa mới.

Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ có biểu hiện vi phạm các chuẩn mực đạo đức nêu trong Quy định số 144 là nguyên tắc Ðảng, đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, cũng là nguyện vọng tha thiết của nhân dân.

Bắc Văn



[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị quốc gia, H. 2011, tr.345, 346.

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị quốc gia, H. 2011, tr.612

Việc chăm lo xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng đã được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt ra khi Người mở lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu, Trung Quốc để chuẩn bị thành lập Ðảng ta. Các bài giảng của Người được in trong cuốn Ðường cách mệnh, năm 1927 và bài đầu tiên là Tư cách một người cách mệnh. Mùa Xuân năm 1969, Người lại có bài viết Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đăng trên Báo Nhân Dân. Thực hiện di huấn của Người, Ðảng ta đã làm quyết liệt, nhưng những điều Người căn dặn; cán bộ, đảng viên làm được chưa phải là nhiều. Đạo đức cách mạng là “cái gốc” của người cán bộ Nội dung chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên nêu

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn